phúc mà chúng sẽ mang đến cho chúng ta trong cuộc sống này và trong thời vĩnh cửu.
hỏi: “Đây là con của cô hết à? Hay là cô đang tổ chức dẫn con nít đi chơi picnic vậy?”
Người ấy đáp: “Chúng đều là con của tôi đấy, và chắc chắn không phải là đi chơi picnic đâu!” 8
Trong khi trên thế giới càng ngày càng có nhiều người hỏi: “Đây là con của cô hết à?” thì chúng tôi xin cám ơn các anh chị em đã tạo ra trong Giáo Hội một nơi trú ẩn dành cho gia đình, là nơi chúng ta kính trọng và giúp đỡ những người mẹ có con cái.
Đối với một người cha ngay chính, thì không có đủ lời nào để bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương người ấy cảm nhận được đối với ân tứ không kể xiết của vợ mình về việc sinh nở và chăm sóc con cái.
Anh Cả Mason cũng có một kinh nghiệm khác chỉ vài tuần sau khi kết hôn mà đã giúp ông dành ưu tiên cho các trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ông nói:
“Marie và tôi đã thỏa thuận với nhau rằng bà phải tiếp tục đi làm để cho tôi học xong trường y khoa. Mặc dù đây không phải là điều chúng tôi [muốn] làm, nhưng việc có con cái phải hoãn lại sau. [Trong khi xem một quyển tạp chí Giáo Hội ở nhà của cha mẹ tôi], tôi thấy một bài viết của Anh Cả Spencer W. Kimball, lúc bấy giờ thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai, [nhấn mạnh] đến các trách nhiệm liên quan đến hôn nhân. Theo Anh Cả Kimball thì một trách nhiệm thiêng liêng là sinh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất. Nhà của cha mẹ tôi [ở gần] Tòa Hành Chính của Giáo Hội. Tôi lập tức đi đến tòa nhà đó và 30 phút sau khi đọc bài viết của ông, thì tôi đã ngồi tại bàn làm việc của Anh Cả Spencer W. Kimball.” (Điều này không phải dễ làm vào ngày nay đâu.)
“Tôi giải thích rằng tôi muốn trở thành bác sĩ. Vì thế không còn cách nào khác là phải hoãn lại việc có con. Anh Cả Kimball kiên nhẫn lắng nghe và rồi với một giọng nói nhỏ nhẹ, ông đáp: ‘Anh Mason này, Chúa có muốn anh vi phạm một trong các lệnh truyền quan trọng của Ngài để anh trở thành bác sĩ không? Với sự giúp đỡ của Chúa, anh có thể có con mà vẫn trở thành bác sĩ. Đức tin của anh đâu rồi?’”
Anh Cả Mason nói tiếp: “Đứa con đầu lòng của chúng tôi ra đời chưa tới một năm sau đó. Marie và tôi làm việc siêng năng và Chúa đã mở cửa sổ thiên thượng xuống cho chúng tôi.” Gia đình Mason được ban phước với hai đứa con nữa trước khi ông tốt nghiệp trường y khoa bốn năm sau đó.9
Trên khắp thế giới, đây là thời kỳ bất ổn về kinh tế và tài chính. Trong đại hội trung ương tháng Tư, Chủ Tịch Thomas S. Monson đã nói: “Nếu các anh chị em lo lắng về việc chu cấp cho một người vợ và gia đình về mặt tài chính, thì tôi xin cam đoan với các anh chị em rằng việc một cặp vợ chồng phải sống tằn tiện không có gì là đáng xấu hổ cả. Nói chung, chính trong những lúc khó khăn này, các em sẽ gần gũi nhau hơn khi học cách hy sinh và lựa chọn những quyết định khó khăn.” 10
Câu hỏi sâu sắc của Anh Cả Kimball “Đức tin của anh đâu rồi?” khiến chúng tôi tìm đến thánh thư. A Đam và Ê Va có đứa con đầu lòng không phải trong Vườn Ê Đen. Khi rời khu vườn đó, “A Đam [và Ê Va] bắt đầu cuốc xới đất đai. . . . A Đam ăn ở với vợ mình; và người sinh . . . các con trai và con gái; và [khi hành động theo đức tin] họ bắt đầu sinh sản thêm nhiều và làm cho đầy dẫy đất.” 11
Không phải là trong ngôi nhà ở Giê Ru Sa Lem của họ, với vàng bạc và châu báu, mà Lê Hi và Sa Ra đã sinh ra hai người con trai là Gia Cốp và Giô Sép, vì hành động theo đức tin.
Mà là trong vùng hoang dã. Lê Hi nói về đứa con trai tên Gia Cốp của mình là “đứa con đầu sinh của cha ra đời vào những ngày gian truân của cha trong vùng hoang dã.” 12 Lê Hi nói về Giô Sép: “Con đã sinh ra trong vùng hoang dã đầy đau khổ của [chúng ta]; phải, mẹ con đã mang thai con trong những ngày sầu khổ nhất của [chúng ta].” 13
Trong sách Xuất Ê Díp Tô Ký, một người nam và người nữ đã kết hôn và khi hành động trong đức tin, đã sinh ra một đứa bé trai. Không có tấm bảng chào mừng ở trước cửa để loan báo sự ra đời của đứa bé đó. Họ mang giấu đứa bé đó vì Vua Pha Ra Ôn đã đưa ra chỉ thị rằng mỗi đứa con trai sơ sinh Y Sơ Ra Ên phải bị “liệng xuống sông.” 14
Các anh chị em đã biết phần còn lại của câu chuyện: đứa bé được đặt nằm trong một cái rương nhỏ làm bằng mây, đem thả trên sông, được chị của nó đứng trông chừng, được con gái của Vua Pha Ra Ôn bắt gặp, và được mẹ ruột của nó chăm sóc với tư cách là người vú nuôi. Đứa con trai đó được mang trở lại cho con gái của Vua Pha Ra Ôn, là người xem nó như con trai mình và đặt tên cho nó là Môi Se.
Trong câu chuyện được mọi người yêu mến nhất về sự ra đời của một hài đồng, thì không có phòng dành cho em bé được trang trí hay cái nôi được thiết kế kiểu cọ—chỉ một cái máng ăn dành cho Đấng Cứu Rỗi của Thế Gian. Trong “những lúc tốt đẹp nhất [và] . . . trong những lúc tệ hại nhất,” 15 khi hành động trong đức tin, Các Thánh
Hữu chân chính của Thượng Đế đã không bao giờ quên, gạt bỏ hay xao lãng “lệnh truyền của Thượng Đế . . . là phải sinh sôi nẩy nở và làm cho đầy dẫy trái đất” cả.16 Chúng ta tiến bước trong đức tin—và biết rằng quyết định có bao nhiêu con và khi nào có con là giữa người chồng, người vợ và Chúa. Chúng ta không nên phê phán nhau về vấn đề này.
Việc có con cái là một đề tài tế nhị mà có thể rất đau đớn đối với những phụ nữ ngay chính đã không có cơ hội kết hôn và có con. Đối với các chị em phụ nữ cao quý, Cha Thiên Thượng biết những lời cầu nguyện và ước muốn của các chị em. Chúng tôi biết ơn biết bao đối với ảnh hưởng đáng kể của các chị em, kể cả việc dang rộng vòng tay yêu thương đến các trẻ em là những người cần đức tin và sức mạnh của các chị em.
Việc có con cũng có thể là một đề tài làm đau lòng các cặp vợ chồng ngay chính đã kết hôn và thấy rằng mình không thể có con như họ hằng nôn nóng mong đợi, hoặc những cặp vợ chồng dự định sẽ có một gia đình
đông con nhưng được ban phước với một gia đình ít con hơn.
Chúng ta không thể luôn luôn giải thích được những khó khăn trong cuộc sống trần thế của mình. Đôi khi, cuộc đời dường như rất bất công— nhất là khi ước muốn lớn nhất của chúng ta là làm đúng theo điều Chúa đã truyền lệnh. Với tư cách là tôi tớ của Chúa, tôi cam đoan với các anh chị em rằng lời hứa này là chắc chắn: “Các tín hữu trung thành nào có hoàn cảnh không cho phép họ nhận được các phước lành của hôn nhân vĩnh cửu và vai trò làm cha mẹ trong cuộc sống này, thì sẽ nhận được tất cả các phước lành đã được hứa trong thời vĩnh cửu, [khi] họ tuân giữ các giao ước đã lập với Thượng Đế.” 17
Chủ Tịch J. Scott Dorius thuộc Phái Bộ Truyền Giáo Peru Lima West đã kể cho tôi nghe câu chuyện của họ. Ông nói:
“Becky và tôi kết hôn 25 năm mà không thể có con [hay có con nuôi]. Chúng tôi đã dọn nhà vài lần. Thật là ngượng ngùng và đôi khi rất đau lòng khi phải tự giới thiệu trong mỗi nơi ở
mới. Các tín hữu tiểu giáo khu tự hỏi tại sao chúng tôi [không có] con cái. Chúng tôi cũng tự hỏi điều đó.
“Khi tôi được kêu gọi với tư cách là giám trợ, các tín hữu trong tiểu giáo khu [bày tỏ] mối quan tâm rằng tôi không có kinh nghiệm nào với trẻ em và thanh thiếu niên. Tôi cám ơn các tín hữu trong tiểu giáo khu về sự biểu quyết tán trợ của họ và yêu cầu họ cho phép tôi thực hành kỹ năng nuôi dạy con cái của mình với con cái của họ. Họ đã vui lòng cho phép tôi.
“Chúng tôi chờ đợi, đạt được viễn cảnh, và học được tính kiên nhẫn. Sau 25 năm kết hôn, một đứa bé nhiệm mầu bước vào cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi nhận Nicole hai tuổi làm con nuôi và rồi sau đó là bé sơ sinh Nikolai. Giờ đây, những người không quen biết khen chúng tôi có hai đứa cháu xinh đẹp. Chúng tôi cười và nói: ‘Chúng là con của chúng tôi đó. Chúng tôi đã sống cuộc sống muộn màng.’” 18
Thưa các anh chị em, chúng ta đừng nên phê phán nhau trong trách nhiệm thiêng liêng và riêng tư này.
Bài của Anh Cả Ian S. Ardern
Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Chương tám của sách Thuyết
Giảng Phúc Âm của Ta tập
trung sự chú ý của chúng ta vào việc sử dụng thời giờ một cách khôn ngoan. Trong chương này, Anh Cả M. Russell Ballard nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cần phải đặt ra các mục tiêu và học cách thông thạo những kỹ thuật để đạt được các mục tiêu này
(xin xem Thuyết Giảng Phúc Âm của
Ta: Sách Hướng Dẫn cho Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo [2004], 146).
Việc thông thạo các kỹ thuật cần thiết để đạt được các mục tiêu của chúng ta gồm có việc trở nên lão luyện để quản lý thời giờ của mình.
Tôi biết ơn tấm gương của Chủ Tịch Thomas S. Monson. Với tất cả những gì ông làm với tư cách là vị tiên tri của Thượng Đế, ông đã chắc chắn rằng mình vẫn còn đủ thời giờ để đi thăm người đau ốm (xin xem Lu Ca 17:12–14), nâng đỡ người nản lòng, và làm tôi tớ cho tất cả mọi người, như Đấng Cứu Rỗi đã làm. Tôi cũng biết ơn tấm gương của nhiều người khác đã ban phát thời giờ để phục vụ đồng bào của họ. Tôi làm chứng rằng việc ban phát thời giờ của chúng ta để phục vụ những người khác sẽ làm hài lòng Thượng Đế và việc làm này sẽ mang chúng ta đến gần Ngài hơn. Đấng Cứu Rỗi của chúng ta sẽ giữ đúng lời của Ngài để
“kẻ nào trung thành và khôn ngoan trong thời tại thế thì được xem là xứng đáng thừa hưởng những gian nhà mà Cha ta đã sửa soạn cho kẻ ấy” (GLGƯ 72:4).
Thời giờ không bao giờ dùng để bán; cho dù các anh chị em có cố gắng đến mấy đi nữa, thì thời giờ vẫn là một mặt hàng không thể mua được ở bất cứ cửa tiệm nào bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, thì giá trị của thời giờ là vô hạn. Vào bất cứ ngày nào, chúng ta đều được cho cùng một số giờ số phút để sử dụng mà không phải trả tiền, và chẳng bao lâu chúng ta biết được rằng, như bài thánh ca quen thuộc đã dạy rất rõ: “Thời giờ trôi qua rất nhanh và một khi đã trôi qua rồi thì sẽ không bao giờ trở lại nữa” (“Improve the Shining
Moments,” Hymns, số 226). Chúng
ta cần phải sử dụng khôn ngoan bất cứ số thời giờ nào mình có được. Chủ Tịch Brigham Young nói: “Chúng ta đều mắc nợ Thượng Đế về khả năng sử dụng thời giờ sao cho có lợi ích, và Ngài sẽ đòi hỏi chúng ta một bản kê khai chính xác về việc
sử dụng số thời giờ đó.” (Teachings
of Presidents of the Church: Brigham Young [1997], 286).
Với những đòi hỏi đối với bản thân, chúng ta cần phải học cách