Cha Thiên Thượng.
Vì cha mẹ tôi đều đã qua đời, nên năm nay chúng tôi cần phải dọn dẹp nhà của họ để chuẩn bị đăng bán. Mấy tháng qua, trong khi các anh chị tôi và tôi dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong nhà của cha mẹ tôi, chúng tôi tìm thấy những quyển lịch sử gia đình và nhiều giấy tờ cùng tài liệu quan trọng. Thật là hấp dẫn khi đọc các quyển tiểu sử cá nhân và phước lành tộc trưởng của cha mẹ và ông bà tôi. Tôi được nhắc nhở về những giao ước mà họ đã lập và tuân giữ.
Bà ngoại của tôi tên là Ellen Hanks Rymer. Vào năm 1912, khi là một
người mẹ trẻ, bà đã nhận được phước lành tộc trưởng. Khi tôi đọc bản phước lành của bà, những dòng chữ này nổi bật trước mắt tôi và còn đọng lại trong tâm trí tôi: “Chị đã được chọn trước khi thế gian được tạo dựng, và là một linh hồn đã được chọn để đến đây trong thời kỳ này . . . Chứng ngôn của chị sẽ được tăng trưởng và chị sẽ có thể làm chứng . . . Kẻ hủy diệt đã tìm cách hủy diệt chị, nhưng nếu chị trung tín cùng Thượng Đế của mình, thì nó [kẻ hủy diệt] sẽ không có quyền năng để làm hại chị. Qua lòng trung tín của mình, chị sẽ có quyền năng lớn lao và kẻ hủy diệt sẽ chạy trốn chị bởi vì sự ngay chính của chị. . . . Khi giờ sợ hãi và thử thách đến, nếu chị chịu lui vào nơi chỗ kín mật để cầu nguyện thì lòng chị sẽ được an ủi và những trở ngại sẽ được cất bỏ.” 2
Bà ngoại của tôi được hứa rằng nếu bà chịu tuân giữ các giao ước của mình và ở gần Thượng Đế, thì Sa Tan không thể nào có quyền năng gì đối
với bà cả. Bà sẽ được an ủi và giúp đỡ trong những thử thách của mình. Những lời hứa này đã được làm tròn trong cuộc sống của bà.
Hôm nay, tôi muốn nói về (1) tầm quan trọng của việc trung tín tuân giữ các giao ước và (2) niềm vui cùng sự bảo vệ có được từ việc tuân giữ các giao ước của chúng ta.
Một vài tấm gương tôi sẽ dùng
đến là từ quyển Daughters in My
Kingdom: The History and Work of Relief Society. Quyển sách này đầy dẫy
những tấm gương của các phụ nữ đã tìm thấy niềm vui trong việc tuân giữ các giao ước.
Tầm Quan Trọng của Việc Trung Tín Tuân Giữ Các Giao Ước
Sách Hướng Dẫn Thánh Thư cho chúng ta biết rằng giao ước là sự thỏa thuận giữa Thượng Đế và loài người. “Thượng Đế, thể theo lòng nhân từ của Ngài muốn quy định những điều kiện mà loài người chấp nhận. . . . Phúc âm được sắp đặt sao cho các nguyên tắc và các giáo lễ được tiếp nhận qua giao ước mà đặt người nhận dưới bổn phận và trách nhiệm nặng nề để tôn trọng sự cam kết.” 3 Trong cụm từ “trung tín tuân giữ những giao
ước,” từ trung tín tuân giữ có nghĩa là
“tôn trọng triệt để” một điều nào đó.4
Trong thánh thư, chúng ta học về những người nam và người nữ đã lập giao ước với Thượng Đế. Thượng Đế đã ban cho những chỉ dẫn về điều gì phải làm để tôn trọng các giao ước đó, và rồi khi các giao ước đó được tuân giữ thì các phước lành đã được hứa sẽ tiếp theo sau.
Ví dụ, qua giáo lễ báp têm, chúng ta lập một giao ước với Cha Thiên Thượng. Chúng ta tự chuẩn bị mình cho phép báp têm bằng cách có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải tội lỗi của mình, và tình nguyện mang danh của Đấng Ky Tô. Chúng ta cam kết tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế và luôn luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta giao ước “sẵn lòng mang gánh nặng lẫn cho nhau để cho gánh nặng ấy được nhẹ nhàng.” Chúng ta cho biết rằng chúng ta sẵn sàng than khóc với những ai than khóc và an ủi những ai cần được an ủi.5
Bài của Barbara Thompson
Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ Hãy Trung Tín
Tuân Giữ
Các Giao Ước