Khái niệm này liên quan đến chúng ta: “Nhiều thế hệ sau ngày Đấng Mê Si xuất

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 91 - 92)

“Nhiều thế hệ sau ngày Đấng Mê Si xuất hiện trong thể xác cho con cái loài người trông thấy, thì lúc đó phúc âm trọn vẹn của Đấng Mê Si sẽ đến với Dân Ngoại, và từ Dân Ngoại truyền qua cho dòng dõi còn sót lại của chúng ta—và vào ngày đó, dòng dõi còn sót lại của chúng ta sẽ biết rằng, chúng thuộc về gia tộc Y Sơ Ra Ên, và chúng là dân giao ước của Chúa; và rồi chúng sẽ biết và hiểu được về tổ tiên của chúng, và chúng cũng hiểu được về phúc âm của Đấng Cứu Chuộc của chúng, là phúc âm đã được Ngài thuyết giảng cho tổ phụ chúng. Vậy nên chúng sẽ hiểu được về Đấng Cứu Chuộc của chúng và những điểm trung thực trong giáo lý của Ngài, ngõ hầu chúng có thể biết được cách thức đến cùng Ngài và được cứu.” (1 Nê Phi 15:13–14).

38. Xin xem Ê Sai 55:3; Giê Rê Mi 31:33; Rô Ma 2:15; 2 Cô Rinh Tô 3:2–3; Hê Bơ Rơ 10:16. 2:15; 2 Cô Rinh Tô 3:2–3; Hê Bơ Rơ 10:16. 39. Xin xem Thi Thiên 95:7; 100:3; Giê Rê Mi 24:7; 31:33; 32:38; Ê Xê Chi Ên 11:20; 37:23, 27; Xa Cha Ri 8:8; 2 Cô Rinh Tô 6:16; Hê Bơ Rơ 8:10.

“Về Đấng Ky Tô, các ngươi nghĩ thể nào?” (Ma Thi Ơ 22:42). Với những lời đó, Chúa Giê Su đã làm những người Pha Ri Si phải bối rối trong thời kỳ của Ngài. Cũng với những lời đó, tôi hỏi Các Bạn Thánh Hữu Ngày Sau của tôi và các Ky Tô hữu khác là các anh chị em thật sự tin gì về Chúa Giê Su Ky Tô và các anh chị em đang làm gì vì niềm tin đó.

Đa số những đoạn tôi trích dẫn trong thánh thư sẽ là từ Kinh Thánh, vì nó quen thuộc với hầu hết Các Ky Tô hữu. Dĩ nhiên, những lời giải thích của tôi sẽ là từ thánh thư hiện đại, nhất là Sách Mặc Môn, dạy chúng ta biết về ý nghĩa của những câu trong Kinh Thánh mơ hồ đến mức mà các Ky Tô hữu khác nhau không đồng ý với ý nghĩa của những đoạn trích dẫn đó. Tôi ngỏ lời với những người tin nhưng cũng với những người khác nữa. Như Anh Cả Tad R. Callister đã dạy chúng ta lúc sáng này, một số người tự gọi là Các Ky Tô hữu ngợi khen Chúa Giê Su là Đức Thầy vĩ đại nhưng tránh xác nhận thiên tính của Ngài. Để ngỏ lời cùng họ, tôi đã sử dụng lời của chính Chúa Giê Su. Chúng ta đều cần phải xem xét điều

“Phi Líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi.

“Đức Chúa Giê Su đáp rằng: Hỡi Phi Líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.” (Giăng 14:7–9).

Về sau, Sứ Đồ Phao Lô mô tả Vị Nam Tử là “hình bóng của bản thể [Thượng Đế]” (Hê Bơ Rơ 1:3; xin xem thêm 2 Cô Rinh Tô 4:4).

Đấng Sáng Tạo

Sứ Đồ Giăng đã viết rằng Chúa Giê Su, là Đấng ông gọi là “Ngôi Lời,” “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” (Giăng 1:2–3). Do đó, theo kế hoạch của Đức Chúa Cha, Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Sáng Tạo vạn vật.

Chúa Thượng Đế của Y Sơ Ra Ên

Trong lúc giáo vụ của Ngài cùng với dân Ngài ở Palestine, Chúa Giê Su phán rằng Ngài là Đức Giê Hô Va, Chúa Thượng Đế của Y Sơ Ra Ên (xin xem Giăng 8:58). Về sau, là Chúa phục sinh, Ngài phục sự dân Ngài trên lục địa Châu Mỹ. Ở đó Ngài phán:

“Này, ta là người mà các tiên tri đã làm chứng rằng sẽ đến với thế gian. . . .

“. . . Ta là Thượng Đế của Y Sơ Ra Ên, và là Thượng Đế của cả thế gian này” (3 Nê Phi 11:10, 14).

Điều Ngài Đã Làm cho Chúng Ta

Cách đây nhiều năm tại một đại hội giáo khu, tôi đã gặp một phụ nữ nói rằng chị ấy đã được yêu cầu trở lại giáo hội sau nhiều năm xa rời giáo hội, nhưng không thể nghĩ tới bất cứ lý do tại sao chị ấy cần phải làm điều đó. Để khuyến khích chị ấy, tôi đã nói: “Khi xem xét tất cả những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta, chị không có nhiều lý do để trở lại giáo hội để có thể thờ phượng và phục vụ Ngài sao?” Tôi sửng sốt trước câu trả lời của chị: “Ngài đã làm gì cho tôi?” Đối với những người không hiểu Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta điều gì, tôi sẽ trả lời câu hỏi đó bằng chính lời Ngài và với chứng ngôn của tôi.

mà chính Ngài đã dạy về việc Ngài là ai và điều Ngài đã được gửi đến thế gian để làm.

Con Độc Sinh

Chúa Giê Su dạy rằng Ngài là Con Độc Sinh. Ngài phán:

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.

“Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.” (Giăng 3:16–17).

Thượng Đế Đức Chúa Cha đã xác nhận điều này. Vào lúc cực điểm của kinh nghiệm thiêng liêng trên Núi Biến Hình, Ngài đã phán từ thiên thượng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!” (Ma Thi Ơ 17:5).

Chúa Giê Su cũng dạy rằng sự hiện đến của Ngài cũng giống như sự hiện đến của Cha Ngài. Ngài phán cùng Các Sứ Đồ:

“Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài.

Bài của Anh Cả Dallin H. Oaks

Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)