thì điều đó sẽ “tạt gáo nước lạnh vào mặt họ.” Nhưng thực tế thì sự kêu gọi của vị tiên tri cần phải được tiếp nhận với niềm vui. Nếu không có sự hối cải, thì sẽ không có tiến triển hay cải tiến thật sự trong cuộc sống. Việc giả vờ nghĩ rằng không có tội lỗi không làm giảm gánh nặng và nỗi đau đớn vì tội lỗi. Nỗi đau khổ vì tội lỗi tự nó không thay đổi bất cứ điều gì để được tốt hơn. Chỉ có sự hối cải mới dẫn đến một cuộc sống tốt hơn. Và, dĩ nhiên, chỉ qua sự hối cải, chúng ta mới nhận được ân điển chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô và sự cứu rỗi. Sự hối cải là một ân tứ thiêng liêng và cần phải tươi cười khi nói về ân tứ đó. Ân tứ này hướng chúng ta đến tự do, sự tự tin và bình an. Ân tứ về sự hối cải là nguyên nhân để vui mừng thật sự, chứ không làm gián đoạn niềm vui.
Sự hối cải chỉ có thể có được nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mà thôi. Chính là sự hy sinh vô hạn của Ngài “đem lại cho loài người một phương tiện để họ có được đức tin đưa đến sự hối cải” (An Ma 34:15). Sự hối cải là điều kiện cần thiết và ân điển của Đấng Ky Tô là quyền năng để nhờ đó “lòng thương xót có thể thỏa mãn được sự đòi hỏi của công lý” (An Ma 34:16). Chứng ngôn của chúng ta là như sau:
“Chúng tôi cũng biết rằng sự biện minh [hay sự tha thứ các tội lỗi] nhờ ân điển của Chúa và Đấng Cứu Rỗi Giê Su Ky Tô của chúng ta, là công bình và chân thật;
có sự chuộc tội lỗi nào cho loại người cả, trái lại, mọi người đều trải qua cuộc đời này tùy theo cách cư xử của con người; vậy nên, mọi người thịnh vượng tùy theo thiên tài của mình, và mọi người chinh phục tùy theo sức lực của mình; và bất cứ điều gì loài người làm đều không phải là tội ác” (An Ma 30:17). Các tiên tri giả này và những người đi theo họ “không tin vào sự hối cải các tội lỗi của mình” (An Ma 15:15).
Giống như trong thời kỳ của Nê Hô và Cô Ri Ho, chúng ta sống trong một thời kỳ không xa lắm trước khi Chúa Giê Su Ky Tô đến—trong trường hợp chúng ta, là thời kỳ chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài. Và tương tự như thế, sứ điệp về sự hối cải thường không được người ta ưa thích. Một số người cho rằng nếu có Thượng Đế, thì Ngài cũng không thật sự đòi hỏi gì nơi chúng ta (xin xem An Ma 18:5). Những người khác cho rằng một Thượng Đế nhân từ tha thứ tất cả tội lỗi nếu chỉ thú tội một cách đơn giản, hoặc nếu thật sự có một hình phạt vì tội lỗi, thì “Thượng Đế cũng chỉ đánh chúng ta ít roi, rồi sau cùng chúng ta vẫn được cứu rỗi vào vương quốc của Thượng Đế” (2 Nê Phi 28:8). Những
Bài của Anh Cả D. Todd Christofferson
Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ
Ân Tứ Thiêng Liêng về Sự Hối Cải Sự Hối Cải
Chỉ qua sự hối cải, chúng ta mới nhận được ân điển chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô.