Mặc dù đều là giảng viên, nhưng chúng ta cần phải hoàn toàn hiểu rằng chính Đức Thánh Linh mới đích thực giảng

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 96 - 98)

toàn hiểu rằng chính Đức Thánh Linh mới đích thực giảng dạy và làm chứng về tất cả lẽ thật.

centimét. Đứa con trai 12 tuổi của tôi tiến lên phía trước trong khi tôi ở lại với đứa con gái 8 tuổi. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản, và con gái tôi buồn bã vì nghĩ rằng nó không thể lên đến đỉnh núi cùng với anh nó. Thoạt đầu tôi cảm thấy muốn cõng nó. Tinh thần của tôi rất sẵn sàng nhưng buồn thay, thể xác của tôi yếu đuối. Chúng tôi ngồi xuống trên những tảng đá, đánh giá tình thế của mình, và nghĩ ra một kế hoạch mới. Tôi bảo nó cho tay vào túi quần sau của tôi, giữ chặt, và —quan trọng nhất— là ngay sau khi tôi nhấc chân lên để đi một bước, thì nó phải nhanh chóng đặt bàn chân của nó vào ngay dấu chân đó. Nó làm đúng theo mỗi cử động của tôi và dựa vào sức nâng lên có được từ việc bám vào hai túi quần của tôi. Sau một thời gian dường như vô tận, chúng tôi lên đến đỉnh núi. Nét mặt chiến thắng và mãn nguyện của nó thật là vô giá. Và đúng thế, theo ý tôi, nó và anh nó

đích thực là những người leo núi.

Thành công của con gái tôi là kết quả của nỗ lực chuyên cần của nó

và nó đã đi giỏi như thế nào theo

cách tôi đi. Khi động tác của nó ăn

khớp với động tác của tôi, chúng tôi đã cùng nhau tạo được một sự nhịp nhàng, cho phép tôi sử dụng hết sức mình. Đó là trường hợp khi chúng ta giảng dạy “theo tác động của Thánh Linh.” Khi chúng ta sắp xếp cách giảng dạy của mình phù hợp với cách

giảng dạy của Đức Thánh Linh, thì Thánh Linh củng cố chúng ta và, đồng thời, không bị kiềm chế. Với suy nghĩ này, xin xem xét hai “ảnh hưởng cơ bản của Thánh Linh” đáng cho chúng ta noi theo.

Trước hết, Đức Thánh Linh giảng dạy cá nhân trong một cách thức rất riêng tư. Điều này làm cho chúng ta có thể tự mình biết được tường tận lẽ thật. Vì nhu cầu, hoàn cảnh và tiến bộ của chúng ta khác biệt, nên Đức Thánh Linh giảng dạy điều chúng ta cần phải biết và làm để cho chúng ta có thể trở thành con người mà mình phải trở thành. Xin lưu ý rằng mặc dù Đức Thánh Linh giảng dạy “lẽ thật của tất cả mọi điều,” 4 nhưng Đức Thánh Linh không giảng dạy tất cả lẽ thật cùng một lúc. Thánh Linh giảng dạy lẽ thật “từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một, nơi này một ít, nơi kia một ít.” 5

Những người giảng dạy theo cách của Thánh Linh hiểu rằng họ đang giảng dạy cho người khác chứ không phải chỉ trình bày bài học. Như vậy, họ vượt qua thôi thúc để giảng dạy mọi điều trong một quyển sách hoặc giảng dạy tất cả những gì họ đã học được về đề tài này, và thay vì thế tập trung vào những điều mà gia đình họ hay các học viên cần phải biết và làm. Các bậc cha mẹ, các vị lãnh đạo, và các giảng viên noi theo cách Thánh Linh giảng dạy, thì nhanh chóng học

được rằng việc giảng dạy đích thực

gồm có nhiều điều hơn là chỉ nói chuyện và kể chuyện. Do đó, họ cố tình dừng lại để lắng nghe, quan sát kỹ lưỡng, và rồi nhận ra phải làm gì tiếp theo.6 Khi họ làm điều này, thì Đức Thánh Linh đang trong vị thế giảng dạy những người học lẫn những người dạy điều họ cần phải làm và nói.7

Thứ hai, Đức Thánh Linh giảng dạy bằng cách mời gọi, thúc giục, khuyến khích, và soi dẫn chúng ta để hành động. Đấng Ky Tô bảo đảm rằng chúng ta dần dần biết được lẽ trung thực của giáo lý khi hành động thích hợp.8 Thánh Linh hướng dẫn, chỉ dẫn, và cho chúng ta thấy điều phải làm.9

Tuy nhiên, Thánh Linh sẽ không làm cho chúng ta điều mình cần có thể tự làm được. Các anh chị em thấy đó,

Đức Thánh Linh không thể học giùm chúng ta, cảm nhận giùm chúng ta, hay hành động giùm chúng ta vì điều

này sẽ trái với giáo lý của quyền tự quyết. Đức Thánh Linh có thể phụ giúp các cơ hội và mời gọi chúng ta học hỏi, cảm nhận, và hành động.

Những người giảng dạy theo cách này của Thánh Linh giúp những người khác bằng cách mời gọi, khuyến khích, và mang đến cho họ cơ hội để sử dụng quyền tự quyết của họ. Các bậc cha mẹ, các vị lãnh đạo và các giảng viên nhận ra rằng

họ không thể cảm nhận giùm, học

giùm, hay ngay cả hối cải giùm cho

gia đình họ, cho giáo đoàn, hay các học viên. Thay vì hỏi: “Tôi có thể làm gì cho con cái tôi, các học viên, hay những người khác?” họ hỏi: “Tôi có thể mời và giúp những người xung quanh mình tự học như thế nào?” Các bậc cha mẹ tuân theo ảnh hưởng của Đức Thánh Linh tạo ra mái ấm là nơi gia đình học để quý trọng các giá trị thay vì học về các giá trị. Tương tự như vậy, thay vì chỉ nói về các giáo lý, các giảng viên giúp các học viên hiểu và sống theo các giáo lý phúc âm. Đức Thánh Linh không bị kiềm chế khi các cá nhân

sử dụng quyền tự quyết của họ một

cách thích hợp.

Với tình trạng hiện nay trên thế giới, chúng ta rất cần đến việc học hỏi

Một đêm nọ, cách đây nhiều năm, một người truyền giáo mới vừa được kêu gọi tên là Anh Cả Swan và người bạn đồng hành Nhật thâm niên hơn của anh đến thăm nhà chúng tôi. May mắn thay, tôi đang ở nhà nên đã mời họ vào. Khi tôi chào họ ở cửa, tôi chú ý đến cái áo khoác mà Anh Cả Swan đang mặc. Không hề suy nghĩ, tôi nói với anh: “Anh mặc cái áo khoác đẹp thật!” Tuy nhiên, đó không phải là một cái áo khoác mới mà là cái áo hơi bạc màu. Tôi nghĩ rằng cái áo khoác đó là cái áo mà một người truyền giáo phục vụ trước anh đã bỏ lại trong căn hộ của họ.

Anh Cả Swan lập tức đáp lời tôi, và thật là hoàn toàn trái ngược với điều tôi đang suy nghĩ. Bằng thứ tiếng Nhật vấp váp, anh ấy đã đáp: “Vâng, đây là một cái áo rất tốt. Cha tôi mặc cái áo này khi phục vụ với tư cách là người truyền giáo ở Nhật Bản cách đây hơn 20 năm.”

Cha của anh đã phục vụ trong Phái Bộ Truyền Giáo Japan Okayama. Và khi con trai của ông sắp đi phục vụ truyền giáo ở Nhật Bản, ông đã tặng cái áo đó cho con mình. Tấm hình này cho thấy cái áo mà hai cha con họ Swan đã mặc ở Nhật Bản.

Tôi rất cảm động khi nghe những lời đó của Anh Cả Swan. Và giờ đây tôi đã hiểu lý do tại sao Anh Cả Swan đã mặc cái áo khoác của cha mình trong khi anh ấy đi giảng đạo. Anh Cả Swan đã bắt đầu công việc truyền giáo bằng cách thừa hưởng tình yêu thương của cha mình dành cho nước Nhật và người dân Nhật.

Tôi chắc chắn rằng một số các anh chị em ở đây cũng đã trải qua một điều tương tự như vậy. Một số người truyền giáo phục vụ ở Nhật Bản đã nói với tôi rằng cha mẹ họ, ông nội, ông ngoại hay chú bác cậu của họ cũng phục vụ truyền giáo ở Nhật Bản.

Bài của Anh Cả Kazuhiko Yamashita

Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi Những

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)