Sách Mặc Môn là quyển sách hướng dẫn tốt nhất để biết được chúng ta đang làm điều mình đang làm giỏi như thế nào và

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 70 - 73)

chúng ta đang làm điều mình đang làm giỏi như thế nào và cách để làm giỏi hơn.

Người mời tôi nói chuyện trở nên lo lắng khi bà ấy biết thêm về sự kêu gọi của tôi với tư cách là một Sứ Đồ. Bà ấy gọi điện thoại cho tôi và nói rằng bây giờ bà đã hiểu rằng bổn phận của tôi là làm nhân chứng của Chúa Giê Su KyTô.

Bằng một giọng nghiêm nghị, bà cho tôi biết rằng tôi không thể làm như thế khi nói chuyện. Bà giải thích rằng trường đại học đó tôn trọng những người thuộc đủ mọi tín ngưỡng, kể cả những người chối bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế. Bà lặp lại: “Ông không thể làm tròn bổn phận của ông ở đây được.”

Tôi cúp điện thoại với những câu hỏi đầy hóc búa trong tâm trí. Tôi có nên nói cho trường đại học đó biết rằng tôi sẽ không giữ thỏa thuận của mình để nói chuyện không? Chỉ còn vài tuần nữa là đến lễ tốt nghiệp. Sự tham dự của tôi ở đó đã được loan báo rồi. Việc tôi không giữ thỏa thuận của mình có ảnh hưởng đến uy tín của Giáo Hội không?

Tôi cầu nguyện để biết điều Thượng Đế sẽ muốn tôi làm. Câu trả lời làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận biết rằng các tấm gương của Nê Phi, A Bi Na Đi, An Ma, A Mu Léc, và các con trai của Mô Si A đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Họ là các nhân chứng mạnh dạn của Chúa Giê Su Ky Tô khi đương đầu với mối nguy hiểm chết người.

Vì thế, lựa chọn duy nhất là phải chuẩn bị như thế nào. Tôi tìm kiếm mọi điều tôi có thể biết về trường đại học đó. Càng đến gần ngày nói chuyện thì tôi càng lo âu hơn và những lời cầu nguyện của tôi càng trở nên mãnh liệt hơn.

Trong một phép lạ giống như rẽ Biển Đỏ mà đi, tôi bắt gặp một bản tin tức. Trường đại học đó đã được tôn vinh vì đã làm điều mà Giáo Hội thực hiện trong nỗ lực nhân đạo của chúng ta trên toàn thế giới. Và do đó, trong bài nói chuyện của mình, tôi đã mô tả điều chúng ta và họ đã làm để nâng đỡ những người gặp nhiều hoạn nạn. Tôi nói là tôi biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của các phước lành đã đi vào cuộc sống của những người chúng ta và họ đã phục vụ.

Sau buổi họp, cử tọa đứng dậy vỗ

tay, điều đó dường như hơi bất thường đối với tôi. Tôi sửng sốt nhưng vẫn hơi lo lắng. Tôi nhớ điều gì đã xảy ra cho A Bi Na Đi. Chỉ có An Ma mới chấp nhận lời chứng của ông mà thôi. Nhưng vào buổi tối hôm đó, tại một bữa ăn tối lớn và trịnh trọng, tôi đã nghe vị chủ tịch trường đại học đó nói rằng ông đã nghe lời phán của Thượng Đế trong bài nói chuyện của tôi.

Trong kinh nghiệm của tôi với tư cách là một nhân chứng của Đấng Ky Tô, đó thật là một kết quả nhiệm mầu hiếm có. Nhưng ảnh hưởng của Sách Mặc Môn đối với cá tính, khả năng và lòng can đảm của các anh chị em để làm nhân chứng cho Thượng Đế là chắc chắn. Giáo lý và các tấm gương quả cảm trong sách đó sẽ nâng đỡ, hướng dẫn và khuyến khích các anh chị em.

Mỗi người truyền giáo đang rao truyền tôn danh và phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ được ban phước bằng việc học hỏi hằng ngày từ Sách Mặc Môn. Các bậc cha mẹ cố gắng đặt chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi vào lòng của một đứa con sẽ được giúp đỡ khi họ tìm cách mang những lời và tinh thần của Sách Mặc Môn vào nhà cũng như đến tất cả những người trong gia đình họ. Điều đó đã được chứng tỏ cho chúng ta thấy là đúng. Tôi có thể thấy rằng phép lạ đang xảy ra trong mỗi buổi lễ Tiệc Thánh và mỗi lớp học của Giáo Hội mà tôi

tham dự. Những người nói chuyện và giảng viên cho thấy một tình yêu thương cũng như hiểu biết chín chắn về thánh thư, nhất là Sách Mặc Môn. Và các chứng ngôn cá nhân rõ ràng đạt được từ tận đáy sâu tâm hồn của họ. Họ giảng dạy với lòng tin chắc hơn và chia sẻ chứng ngôn với quyền năng.

Tôi cũng thấy bằng chứng rằng chúng ta đang làm giỏi hơn điều được nói đến trong phần thứ ba của lời hứa chúng ta đã lập tại lễ báp têm. Chúng ta giao ước sẽ kiên trì chịu đựng, tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế chừng nào còn sống.

Tôi đến thăm một người bạn lâu năm được chẩn đoán bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối trong bệnh viện. Tôi dẫn theo hai đứa con gái nhỏ. Tôi không kỳ vọng là chị ấy sẽ nhận ra chúng. Gia đình của chị ấy đứng quanh giường khi chúng tôi bước vào.

Chị nhìn lên và mỉm cười. Tôi sẽ luôn luôn nhớ đến cái nhìn của chị khi thấy chúng tôi dẫn theo hai đứa con gái của mình. Chị ra hiệu cho chúng đến gần chị. Chị ngồi dậy, ôm chúng và giới thiệu chúng với gia đình chị. Chị nói rằng hai đứa con gái của chúng tôi thật tuyệt vời biết bao, thể như chị đang giới thiệu hai nàng công chúa với cung vua.

Tôi kỳ vọng cuộc viếng thăm của chúng tôi sẽ kết thúc sớm. Tôi nghĩ chắc hẳn chị mệt mỏi lắm. Nhưng

khi nhìn quang cảnh đó, tôi thấy thời gian dường như ngừng lại. Chị trông rạng rỡ và rõ ràng chan chứa tình yêu thương đối với tất cả chúng tôi.

Chị tận hưởng giây phút đó trong khi dường như thời gian ngừng lại. Chị đã dành hầu hết cuộc sống của mình chăm sóc trẻ em cho Chúa. Chị biết từ câu chuyện trong Sách Mặc Môn rằng Đấng Cứu Rỗi phục sinh đã bế lên các trẻ nhỏ từng đứa một, ban phước cho chúng, và rồi khóc với niềm vui.4 Chị đã trải qua niềm vui đó đủ lâu để có thể chịu đựng kiên trì đến cùng với sự phục vụ đầy yêu thương đối với Ngài.

Tôi cũng đã thấy phép lạ đó trong căn phòng ngủ của một người đã phục vụ trung tín đến mức tôi nghĩ rằng anh ấy đã làm đủ rồi và đáng được nghỉ ngơi.

Tôi biết rằng anh ấy đã trải qua thời gian điều trị lâu dài và đau đớn vì một căn bệnh mà các bác sĩ đã nói với anh là vô phương cứu chữa. Họ đã không điều trị thêm cho anh cũng như không mang đến cho anh hy vọng nào cả.

Vợ anh dẫn tôi vào phòng ngủ trong nhà họ. Anh nằm ở đó trên một chiếc giường được sắp xếp gọn gàng cẩn thận. Anh mặc một cái áo sơ mi màu trắng, với cà vạt và đôi giày mới.

Anh nhìn thấy vẻ ngạc nhiên trong mắt tôi rồi cười nhẹ và giải thích: “Sau khi anh ban cho tôi một phước lành, tôi muốn được sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi để đứng dậy và đi làm việc.” Tôi có thể thấy rằng anh ấy đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn mà chẳng bao lâu nữa anh sẽ có với Đức Thầy, và anh đã làm việc một cách trung tín cho Ngài.

Anh là một tấm gương của Các Thánh Hữu Ngày Sau được hoàn toàn cải đạo mà tôi thường gặp sau khi đã dâng hết đời mình để phục vụ tận tình. Họ tiến bước.

Chủ Tịch Marion G. Romney đã mô tả điều đó trong cách này: “Với một người hoàn toàn cải đạo, thì ước muốn về những điều [trái ngược] với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô thực sự đã mất, và do đó được thay thế bằng tình yêu thương của Thượng Đế cũng như một quyết tâm kiên định

và hướng dẫn để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.”  5

Chính quyết tâm kiên định đó mà tôi thấy ngày càng thể hiện nhiều hơn trong các môn đồ dày dạn kinh nghiệm của Chúa Giê Su KyTô. Giống như người phụ nữ đã chào đón hai đứa con gái tôi và người đàn ông với đôi giày mới đã sẵn sàng đứng dậy để đi làm việc cho Chúa, họ đều tuân theo lệnh truyền của Ngài cho đến cùng. Tất cả các anh chị em đều đã thấy điều đó.

Các anh chị em có thể thấy điều đó một lần nữa nếu trở lại với Sách Mặc Môn. Tôi vẫn còn cảm thấy ngưỡng mộ trong lòng khi đọc những lời của một tôi tớ lớn tuổi và đầy quyết tâm của Thượng Đế: “Vì, ngay như giờ phút này, toàn thân tôi vô cùng run rảy khi tôi cố gắng nói với các người; nhưng Đức Chúa Trời đã trợ giúp tôi, và đã cho phép tôi nói chuyện với các người.” 6

Các anh chị em có thể có đủ can đảm giống như tôi trước tấm gương chịu đựng của Mô Rô Ni. Ông một mình thực hiện giáo vụ của ông. Ông biết rằng cái chết đã gần kề. Vậy mà, hãy lắng nghe điều ông viết vì lợi ích của những người chưa được sinh ra và con cháu của kẻ thù hữu diệt của ông: “Phải, hãy đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài, và hãy chối bỏ tất cả mọi sự không tin

kính; và nếu các người chối bỏ được tất cả mọi sự không tin kính cùng yêu mến Thượng Đế với tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh, thì ân điển của Ngài sẽ đủ cho các người, để nhờ ân điển của Ngài mà các người sẽ có thể được toàn thiện trong Đấng Ky Tô.” 7

Mô Rô Ni đưa ra lời chứng đó như là lời giã biệt cuộc đời và giáo vụ của ông. Ông khuyến khích lòng bác ái cũng giống như các vị tiên tri trong khắp Sách Mặc Môn đã làm. Ông thêm vào lời chứng của mình về Đấng Cứu Rỗi khi gần kề cái chết. Ông là một người con đã thật sự cải đạo của Thượng Đế, như chúng ta cũng có thể được như vậy: tràn đầy lòng bác ái, kiên định và dũng cảm với tư cách là nhân chứng của Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài, cũng như quyết tâm kiên trì đến cùng.

Mô Rô Ni cho chúng ta biết điều đòi hỏi nơi chúng ta. Ông nói rằng bước đầu tiên dẫn đến sự cải đạo trọn vẹn là đức tin. Việc thành tâm nghiên cứu Sách Mặc Môn sẽ xây đắp đức tin nơi Thượng Đế Đức Chúa Cha, nơi Con Trai Yêu Dấu của Ngài, và nơi phúc âm của Ngài. Điều này sẽ xây đắp đức tin của các anh chị em nơi các vị tiên tri của Thượng Đế, thời xưa lẫn thời nay.

Sách này có thể mang các anh chị em đến gần Thượng Đế hơn bất cứ

Vào buổi sáng Sa Bát hôm nay, chúng ta tạ ơn và làm chứng về sự xác thật rằng Đấng Cứu Rỗi hằng sống. Phúc âm của Ngài đã được phục hồi qua Tiên Tri Joseph Smith. Sách Mặc Môn là chân chính. Chúng ta được Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri tại thế ngày nay hướng dẫn. Quan trọng hơn hết, chúng ta long trọng làm chứng về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và các phước lành vĩnh cửu có được từ đó.

Trong vài tháng qua, tôi đã có cơ hội nghiên cứu và học hỏi thêm về sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi cũng như cách Ngài đã tự chuẩn bị để ban điều vĩnh cửu đó cho mỗi người chúng ta.

Sự chuẩn bị của Ngài bắt đầu trong cuộc sống tiền dương thế khi Ngài trông đợi Cha Ngài, và nói rằng: “Thưa Cha, xin ý Cha sẽ được nên và vinh quang sẽ thuộc về Cha mãi mãi.” 1 Bắt đầu từ giây phút đó và tiếp tục cho đến ngày nay, Ngài sử dụng quyền tự quyết của Ngài để chấp nhận và thực hiện kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Thánh thư dạy chúng ta biết rằng trong suốt thời niên thiếu của Ngài, Ngài đã đi “lo việc Cha [Ngài]” 2

và “trông đợi Chúa về thời gian giáo vụ của Ngài sẽ đến.” 3 Vào lúc 30 tuổi, Ngài đã chịu đựng sự cám dỗ đầy khó khăn nhưng đã chọn chống lại, và phán rằng: “Sa Tan, hãy lui ra đằng sau ta.” 4 Trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, Ngài đã tin cậy Đức Chúa Cha, nói rằng: “Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi,” 5 và rồi Ngài đã sử dụng quyền tự quyết của Ngài để gánh chịu tội lỗi của chúng ta. Khi bị sỉ nhục trong một phiên tòa xử công khai và nỗi thống khổ vì bị đóng đinh, Ngài trông đợi Đức Chúa Cha, sẵn lòng “vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.” 6

Ngay cả khi Ngài kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi?” 7 Ngài đã trông đợi Cha Ngài—sử dụng quyền tự quyết của Ngài để tha thứ những kẻ thù của Ngài,8 chắc chắn là mẹ Ngài được chăm sóc,9 rồi kiên trì đến cùng cho đến khi mạng sống và sứ mệnh trên trần thế của Ngài chấm dứt.10

Tôi thường suy ngẫm tại sao Vị Nam Tử của Thượng Đế và các vị tiên tri thánh của Ngài cùng tất cả Các Thánh Hữu trung tín lại gặp thử thách và hoạn nạn, thậm chí khi họ đang cố

Bài của Anh Cả Robert D. Hales

Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ Trông Đợi Chúa:

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)