4) Nền tảng của MTE
4.1. Quy hoạch sử dụng đất và Quản trị giao thông vận tải
Trong một vùng đô thị, nhu cầu di chuyển rất đa dạng và việc thỏa mãn chúng đòi hỏi một loạt dịch vụ vận tải khác nhau, từ cự ly ngắn riêng lẻ đến liên đô thị tập thể. Muốn
tạo lập một hệ thống giao thông hiệu quả và có hiệu suất cao, các dịch vụ này phải được kết nối và phối hợp để hành khách có thể lựa chọn và kết hợp giữa chúng theo cách họ thấy phù hợp. Vai trò của MTE là điều phối sự liên kết này, và tạo điều kiện thuận lợi cho các lựa chọn có chọn lọc của hành khách.
Các dịch vụ này không chỉ cần được tích hợp, mà còn phải phù hợp với bối cảnh không gian và đô thị của chúng. Các vùng đô thị có đặc trưng là cấu trúc đa trung tâm rộng khắp, và sự phân bố của các chức năng kinh tế, xã hội. Sự phân bố không gian của các chức năng này và cấu trúc của hệ thống giao thông phụ thuộc lẫn nhau một cách mạnh mẽ. Các lựa chọn về địa điểm có tác động lâu dài đến toàn bộ hệ thống vùng.
Cấu trúc đô thị dày đặc và chặt chẽ có những lợi thế đáng kể, và nhiều thành phố ở ASEAN đã tận dụng lợi thế của việc tổ chức các dịch vụ vận tải xung quanh mật độ sử dụng đất. Singapore đã biến điều này thành một vấn đề chính sách để phát triển hệ thống giao thông công cộng của mình, và ở một mức độ nào đó, Bangkok, Kuala Lumpur, Manila, Jakarta và các đô thị lớn khác của ASEAN cũng đã áp dụng chúng. Các nền kinh tế đô thị có năng suất cao, phải đảm bảo sự ổn định tài chính lâu dài và mô hình kinh doanh thương mại năng động cho hệ thống giao thông của họ để có được thành công bền vững.
Quản trị tích hợp hoặc phối hợp sử dụng đất và giao thông vận tải ở cấp độ vùng đô thị mang lại một số lợi thế:
• Cho phép chuyển các tầm nhìn chiến lược và các hạn chế thực tế thành một hệ thống vận tải hiệu quả và chặt chẽ về mặt không gian, tránh những khoảng trống và phần thừa:
o đảm bảo không gian đô thị cần thiết cho cơ sở hạ tầng giao thông công cộng o đảm bảo những phát triển mới được đưa vào mạng lưới giao thông ngay từ ngày
đầu
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển theo định hướng giao thông (TOD) xung quanh các điểm tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, hỗ trợ khả năng tiếp cận và sức hấp dẫn của các địa điểm đó, tạo ra giá trị gia tăng vốn quan trọng cho việc tài trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết và vận hành hệ thống,
• Tăng cường năng lực của chính quyền vùng trong việc tham gia với các đối tác phát triển và đầu tư quốc tế, những người yêu cầu các kế hoạch dài hạn tích hợp và có tính thuyết phục.
Để đạt được sự phối hợp tốt giữa quy hoạch sử dụng đất và giao thông vận tải, cả hai chức năng có thể được tích hợp trong cùng một cơ quan điều hành sử dụng đất và giao thông. Nếu điều này có vẻ không khả thi, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các cơ
• khung sử dụng đất được xác định bởi MTE, (Sở Giao thông Vận tải Thành phố Cape Town)
• ở Hồng Kông, Sở Giao thông vận tải là một cơ quan chức năng của Cục Nhà ở và Giao thông vận tải, và gần đây chính quyền Hồng Kông thừa nhận rằng việc tổ chức giao thông công cộng, cung cấp nhà ở và đất đai có liên quan chặt chẽ với nhau (Kin-chung, 2018),
• tại Singapore, LTA hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quy hoạch ở cả cấp quốc gia và khu vực