Quản lý Vòng đời Hợp đồng từ dự thảo đến thực thi và tuân thủ

Một phần của tài liệu asean-mte-toolbox-working-document-vietnamese (Trang 66 - 69)

Nguồn: Fourbusinesssolutions, Wikimediacommons

Giống như với sở hữu tài sản, kích thước lô tối ưu là khác nhau đối với các phương thức giao thông vận tải khác nhau:

Đối với mạng lưới xe buýt, mạng lưới thường được chia thành nhiều lô hợp đồng tương đối ngắn, và mỗi nhà vận hành được khuyến khích nắm giữ danh mục gồm nhiều lô. Ví

dụ: 24 lô hợp đồng sáu (6) năm, do ba (3) nhà vận hành nắm giữ. Do đó, mỗi nhà vận hành có thể nắm giữ một danh mục gồm tám (8) hợp đồng và, mỗi năm, bốn (4) lô của mạng lưới có thể được lên lịch gia hạn và đấu thầu lại.

• Đối với MTE, điều này đòi hỏi hoạt động lặp lại trong mỗi bước của vòng đời hợp đồng. Điều này tối ưu hóa quá trình xây dựng năng lực và quản lý tài nguyên nội bộ của MTE. Đồng thời, nó cung cấp sự ổn định và cơ hội xác định lại các tiêu chuẩn chất lượng, các thỏa thuận hợp đồng cho một phần đáng kể của mạng lưới mỗi năm.

• Đối với các nhà vận hành, hệ thống này cũng mang lại cùng lúc sự ổn định và cơ hội. Mỗi năm, họ có thể có nguy cơ mất một hoặc một số hợp đồng trong danh mục vận hành của mình, nhưng không phải toàn bộ lượng danh mục trung bình trong một năm. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi năm, họ có cơ hội gia tăng danh mục của mình.

Chu kỳ hợp đồng vĩnh viễn này yêu cầu một kích thước mạng lưới tối thiểu. Các thành phố nhỏ hơn có thể không có mạng lưới đủ lớn để duy trì chiến lược này, và do đó, nên chọn mô hình Cơ quan hoặc Cơ quan điều tiết. MTE thường quản lý các mạng lưới có quy mô đáp ứng

yêu cầu, và do đó, nên xem xét sử dụng phương pháp hợp đồng vĩnh viễn. Cách tiếp cận

tương tự có thể được áp dụng cho các mạng lưới và đoàn phương tiện khác có thể được chia nhỏ thành nhiều lô tương tự, chẳng hạn taxi hoặc xe dùng chung.

Đối với mạng lưới đường sắt, rất khó để chia nhỏ mạng lưới này thành nhiều lô, thậm chí ở quy mô quốc gia, phương pháp tiếp cận theo chu kỳ hợp đồng vĩnh viễn không thể được áp dụng

triển các chiến lược khác để tránh tình trạng chỉ có một nhà cung cấp, bằng cách phát triển năng lực thực tế của chính mình trong quản lý mạng lưới đường sắt, chẳng hạn:

• Kiểm soát trực tiếp việc quản lý tài sản,

• Quản lý nội bộ các bộ phận của hệ thống, chẳng hạn cơ sở hạ tầng hoặc điều phối, • Tích cực tham gia đồng quản lý trong khuôn khổ PPP.

Một sự cân nhắc đặc biệt cần được áp dụng cho các nhà vận hành dịch vụ giao thông vận tải hiện có ở khu vực công, tư nhân hoặc phi chính thức. Dù không có năng lực phát triển mạng lưới giao thông đô thị và phải giao một phần nhiệm vụ, đặc quyền và nguồn lực của mình cho MTE, nhưng họ vẫn giữ nhiều năng lực thể chế và cá nhân cần được duy trì trong kết cấu quản trị mới. Đây là một đề bài khó. Các nhà quản lý của hệ thống cũ thường nhìn nhận các cấu trúc quản trị mới với thái độ nghi ngờ nhiều hơn mức lành mạnh, và có thể sử dụng sự hậu thuẫn chính trị hoặc các hành động công nghiệp để bảo vệ các thói quen cũ. Để thiết lập thành công một MTE, điều quan trọng là phải xây dựng lòng tin, duy trì sinh kế, tạo cơ hội cho các chủ thể và các bên liên quan trong lĩnh vực dịch vụ giao thông địa phương hiện có.

6) Thiết lập một MTE

6.1. Cơ sở pháp lý

Sự phối hợp được chính thức hóa ở mức vừa phải giữa các cơ quan chịu trách nhiệm có thể không cần bất kỳ luật mới nào, và có thể là tiền thân hữu ích cho một cơ quan điều hành vận tải. MTE cần có cơ sở pháp lý quốc gia, trong đó các quy tắc và thủ tục được thiết lập tương tự cho tất cả MTE trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể cấp quốc gia tham gia vào mỗi MTE cấp đô thị, sự hợp tác của MTE giữa các vùng đô thị với nhau, cũng như sự tương tác với các nhà vận hành, các chủ thể công và tư của bên thứ ba.

Trong khuôn khổ luật quốc gia, giống như đối với bất kỳ doanh nghiệp công nào khác, cần

có một luật quốc gia hoặc dưới quốc gia cụ thể để tạo ra một MTE và thiết lập các quy tắc mà theo đó nó được quản trị và tương tác với các chủ thể khác trong hệ thống giao thông. Điều này gồm định nghĩa về cơ chế ra quyết định, chẳng hạn phân bổ quyền biểu quyết giữa các đối tác liên quan, phạm vi các quyết định điều hành mà MTE có thể đưa ra một cách độc lập, và

ngưỡng định tính hoặc định lượng để tham khảo các cơ quan có thẩm quyền cấp chiến lược.

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các nhiệm vụ của tổ chức tương xứng với tổ chức và năng lực. MTE được tạo ra giữa các tổ chức hiện có, nên nó sẽ được xây dựng từ, ít nhất một phần, các nguồn lực và nhân sự được chuyển giao hoặc tuyển dụng từ các tổ chức hiện có này. Các giao diện và quy trình giữa MTE với các tổ chức khác và các bên liên quan có tầm quan trọng tương tự. Việc lập kế hoạch và quản lý sự thay đổi hữu cơ này rất quan trọng, và phải được tiến hành với sự kết hợp giữa sự khéo léo và thẩm quyền cụ thể cho từng tình huống. Một cơ sở pháp lý vững chắc sẽ rất hữu ích trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu asean-mte-toolbox-working-document-vietnamese (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)