Mục tiêu quản lý thuế TNCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 29 - 30)

Trên giác độ quản lý nhà nƣớc, Quản lý thuế là tổng thể các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế và các cơ quan khác có liên quan đối với quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng nộp thuế nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của cơ quan quản lý và tạo điều kiện thu đúng, thu đủ số thuế vào ngân sách nhà nƣớc một cách thuận tiện, đúng pháp luật.

Công tác quản lý thuế TNCN nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau:

a) Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN theo đúng quy định của luật thuế TNCN trên cơ sở không ngừng phát triển nguồn thu.

Thuế TNCN chiếm một tỉ trọng lớn trong số thu NSNN ở các nền quốc gia phát triển trên thế giới. Vì vậy, quản lý tốt thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng sẽ có góp phần tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN theo đúng quy định của luật thuế TNCN.

Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của NNT, có thể làm mất động lực làm việc bởi lợi ích từ việc làm thu đƣợc thấp đi và gây nên các phản ứng tiêu cực từ phía chịu thuế nhƣ hành vi trốn thuế... Vì thuế TNCN phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác của mỗi cá nhân nên công tác quản lý thuế TNCN luôn cần đƣợc chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.

b) Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và người dân:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cƣ sẽ có những tác động vào kinh tế vĩ mô. Qua việc triển khai thực hiện và thanh kiểm tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, ý thức chấp hành chính sách thuế của ngƣời dân sẽ đƣợc nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”.

Ở các nƣớc đang phát triển, ngƣời dân vẫn phải nộp thuế nhƣng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Ngƣời dân sử dụng hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã bao gồm thuế. Hơn nữa, do thu nhập dân cƣ còn thấp nên thuế TNCN là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều ngƣời. Vì vậy, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế chƣa cao, tồn tại nhiều tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

c) Tuân thủ các cam kết quốc tế, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần :

Cam kết quốc tế và các Hiệp định về thuế chỉ phát sinh trong hệ thống thuế của một nƣớc khi nƣớc đó tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây là yếu tố mới

phát sinh trong hệ thống, tuy nhiên chúng có tác động lớn đến hệ thống chính sách thuế của nƣớc đó.

Luật quản lý thuế ở Việt Nam ra đời đã đƣa ra cơ sở pháp lý cho việc thay đổi các mối quan hệ giữa NNT và cơ quan thuế. NNT từ vị trí là đối tƣợng đƣợc cơ quan thuế quản lý, thu thuế sang vị trí chủ động, tự giác của NNT trong việc kê khai, nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm. .

Để gặt hái đƣợc những thành công trong quản lý thu thuế TNCN và thông qua thuế TNCN để phát triển sự bình đẳng trong xã hội, nhà nƣớc thông qua cơ quan thuế phải tuân thủ các nội dung về quản lý thuế TNCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)