Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế WTO, lƣợng cá nhân không cƣ trú tới Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Sự đa dạng từ hình thức thu nhập tại Việt Nam của các cá nhân không cƣ trú này làm việc tăng thu thuế TNCN nộp cho NSNN càng lớn. Bên cạnh những cơ quan/ tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cho NNN làm việc nhƣ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, còn có những văn phòng đại diện, các dự án có NNN làm việc tại Việt nam chƣa thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt nam về NNN làm việc tại Việt nam nói chung và các quy định của luật thuế TNCN nói riêng. Vì thế, ngành thuế cần có một phƣơng pháp quản lý thuế hiệu quả đối với cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam. Cơ quan thuế các cấp phải luôn đảm bảo thực hiện thu thuế đúng, đủ, kịp thời mà vẫn đảm bảo những điều kiện thuận lợi khuyến khích những cá nhân không cƣ trú làm việc tại Việt Nam tiếp tục duy trì, mở rộng công việc đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, mức thu thuế TNCN đối với cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam phải đảm bảo công bằng bởi ngƣời Việt Nam ra nƣớc ngoài cũng bị đánh thuế. Do vậy, yêu
cầu của công tác quản lý thuế đối với cá nhân nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam là: - Quản lý số ngƣời nƣớc ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, xác định chính xác số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam theo từng địa bàn, địa chỉ cƣ trú, nơi làm việc . .
- Quản lý thu nhập của ngƣời nƣớc ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thông qua việc quản lý tổ chức/ cá nhân chi trả thu nhập cho họ, quản lý các nguồn chi trả thu nhập cho ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam.
- Tuân thủ các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã ký với các nƣớc, thông lệ quốc tế về thuế TNCN trên thế giới, đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa ngƣời Việt Nam làm việc tại nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở lý luận về khung chuẩn đoán cho việc đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam.
Luận văn bắt đầu từ việc tổng quan các tài liệu liên quan đến thuế thu nhập cá nhân và công tác phòng chống thất thu thuế. Tổng quan tài liệu nghiên cứu là cơ sở giúp hình thành cơ sở lý luận và tìm ra đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.
Trên cơ sở các phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cũng nhƣ các quan điểm chỉ đạo, chủ trƣờng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin, phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan, so sánh, dự báo...các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu, giáo trình liên quan đến thuế TNCN…, quản lý thuế, quản lý thu ngân sách, cũng nhƣ các báo cáo, kế hoạch thu ngân sách, mục tiêu tăng thu ngân sách phòng chống thất thu thuế. Trên cơ sở đó đi đến làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đặt ra liên quan đến công tác quản lý thu ngân sách. Từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực để áp dụng trong thời gian tới.
Tiến hành làm việc, trao đổi với các cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại các cục thuế địa phƣơng nhƣ Phòng Thanh, kiểm tra, phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, Phòng Quản lý Hộ kinh doanh, Cá nhân và thu khác, số liệu gồm có: Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc của chi cục các năm giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nƣớc và phân bổ dự toán; Văn bản chỉ đạo phòng chống thất thu thuế của tổng cục; phê duyệt dự toán, quyết toán các năm từ 2017 đến 2020 và các văn bản liên quan đến mục tiêu, kế hoạch phòng chống thất thuế và triển khai biện pháp của Cục thuế trong giai đoạn 2021 - 2025.
Nhìn chung, luận văn sử dụng các phƣơng pháp thông thƣờng để tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc ...để từ đó đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN đối với cá nhân không cƣ trú.