Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 41 - 42)

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu ra thành từng bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất của từng yếu tố.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại của phân tích. Sau khi có kết quả phân tích từng yếu tố của đối tƣợng nghiên cứu, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung từ đó tìm ra quy luật vận động và bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.

Trên cơ sở các dự liệu đã thu thập đƣợc, các dữ liệu đã đƣợc thống kê, tác giả tiến hành phân loại, xử lý, phân tích từng phần số liệu, dữ liệu, tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau để thấy rõ đƣợc thất thu thuế theo hình thức cách thức khách nhau mang tính khách quan và thuyết phục cao. Căn cứ vào những phân tích trên, tiến hành tổng hợp lại thành quan điểm chung.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, tác giả tiến hành phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó tổng hợp lại các nội dung cần tiếp tục duy trì, phát huy, nội dung cần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, đƣa ra các giải pháp để quản lý phòng chống thất thu thuế, tăng thu NSNN trong giai đoạn tiếp theo.

Tất cả bộ phƣơng pháp hệ thống hóa, phân tổ thống kê theo các tiêu thức, số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối, thống kê mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu đều đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt 4 chƣơng:

- Bằng phƣơng pháp hệ thống hóa, Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNCN nhằm tạo cơ sở tiền đề cho vấn đề cần nghiên cứu

- Các phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu, số bình quân, số tuyệt đối và số tƣơng đối đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 nhằm khái quát công tác quản lý thuế TNCN đối với cá nhân không cƣ trú, qua đó phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quy trình quản lý thuế. Ngoài ra, từ các số liệu phân tích, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với cá nhân không cƣ trú, đƣa ra những mặt nào đã thực hiện tốt, mặt nào còn tồn tại để đƣa ra các biện pháp hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại các địa phƣơng.

- Phƣơng pháp suy luận logic đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để xây dựng định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với cá nhân không cƣ trú trong thời gian tới qua kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực trạng vấn đề ở Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 41 - 42)