Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 73)

Tuy đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN của những ngƣời không cƣ trú trên địa bàn Hà Nội. Để có những giải pháp nhằm khắc phục triệt để tình trạng này ngoài việc phát hiện những hạn chế cũng cần phải hiểu những nguyên nhân phát sinh những vấn đề trên. Một số nguyên nhân cho những mặt hạn chế trên là:

3.3.2.1 Thuế suất thuế TNCN của những người không cư trú còn cao :

- Thuế suất của cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam - chịu thuế suất 20% cho thu nhập của họ nhận đƣợc tại Việt Nam còn cao. Mức thuế suất đối với thu nhập từ tiền lƣơng tiền công của cá nhân không cƣ trú đến Việt Nam cao đã khuyến khích các công ty đa quốc gia nƣớc ngoài có xu hƣớng trả tiền cả gói và trả lƣơng cho nhân công của họ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, làm giảm số ngƣời nƣớc ngoài tham gia đóng thuế thu nhập ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với mức thuế suất quá cao, sẽ xuất hiện khuynh hƣớng

Comment [i-[14]: Đã bổ sung

Comment [MOU15]: Có thể thêm mục hoặc

bổ sung các so sánh thuế với các cá nhân khác thì hiệu quả ra sao?

yêu cầu đƣợc miễn thuế hoặc đƣợc khuyến khích thuế TNCN nhƣ quy định của Bộ Tài chính cho phép không tính vào TNCT của cá nhân nếu mức chi tiền trực tiếp cho khoản tiền ăn giữa ca, tiền trang phục phù hợp.

- Theo sự phát triển của công nghệ thông tin, các vấn đề phát sinh của các doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở ở Việt Nam đƣợc các bên nƣớc ngoài giải quyết nhanh chóng thông qua các hình thức hỗ trợ online email, hội nghị, hội thảo online. . . Các chuyên gia nƣớc ngoài chỉ đến Việt Nam khi phải giải quyết các vấn đề quan trọng, các vấn đề thực sự cần thiết. Mức thuế suất thuế TNCN đối với những ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam quá cao, 20% trên thu nhập trả cho họ, điều này không khuyến khích tổ chức/ cá nhân chi trả thu nhập mời các chuyên gia, kỹ sƣ, giáo sƣ . . . có trình độ cao đến Việt Nam giải quyết các vấn đề cần thiết cũng nhƣ truyền thụ các kỹ năng của họ cho ngƣời Việt Nam. Điều này sẽ làm cho Việt Nam trở nên thiếu hụt nguồn thông tin từ những chuyên gia có trình độ cao, cán bộ, nhân viên ngƣời Việt Nam không thể tiếp thu, học tập đƣợc các kỹ năng quản trị, kỹ thuật… tiên tiến. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển lâu dài của nƣớc ta.

- Số lƣợng các quốc gia ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam chƣa nhiều. Các quốc gia không ký hiệp định với Việt Nam có thể hiểu rằng họ chƣa đầu tƣ vào Việt Nam, chƣa muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực bởi vậy nên số lƣợng ngƣời dân nƣớc đó sang Việt Nam công tác là chƣa cao. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhƣ Mỹ, A rập, Braxin, Nam phi . . . chƣa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam nên các nhà đầu tƣ, kỹ sƣ . . . từ các quốc gia trên sẽ bị đánh thuế 2 lần cả ở nƣớc họ và ở Việt Nam nên phải chịu mức thuế TNCN cao hơn rất nhiều. Điều này là rào cản khi họ cân nhắc đầu tƣ, làm việc tại Việt Nam.

- Navogos Group - công ty cung ứng nguồn nhân lực lớn nhất Việt Nam công bố báo cáo khảo sát thị trƣờng lao động Việt Nam trong năm 2018, 2019 trên trang www.vietnamwork.com.vn. Báo cáo cho thấy thị thƣờng lao động Việt Nam vẫn thiếu hụt nguồn cung nhân lực ở các vị trí yêu cầu có trình độ cao nhƣ quản lý, marketing, truyền thông, nhân sự . . . Xu hƣớng thay thế ngƣời nƣớc ngoài bằng ngƣời Việt Nam tại các vị trí cao trong công ty do mức chênh lệch giữa số thuế TNCN phải nộp của ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cao đƣợc thể hiện ở chỉ số cầu nguồn nhân lực có trình độ cao luôn ở mức cao, khoảng 14%. Chính sự chênh lệch về thuế TNCN phải nộp quá lớn này đã dẫn đến việc các công ty nƣớc ngoài bắt buộc phải tuyển dụng ngƣời

Việt Nam, đặc biệt là vào những vị trí cao trong công ty để giảm chi phí. Thông thƣờng khi làm việc ở các vị trí này, hợp đồng lao động sẽ yêu cầu lƣơng thực lĩnh (sau khi trừ thuế TNCN) cao dẫn đến ngƣời tuyển dụng sẽ phải chi trả lớn nhƣng vẫn thấp hơn so với chi phí cho NNN làm việc tại Việt Nam.

Nhìn chung, mức thuế suất thuế TNCN nhìn chung còn cao, khiến cho ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập tại Việt Nam phải thay đổi hành vi, có tác động không tích cực đến kinh tế Việt Nam, làm cho hiệu ứng thay thế có tác động mạnh hơn hiệu ứng thu nhập, số lƣợng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký còn thấp, tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những hạn chế trong chính sách thuế của nƣớc ta cần đƣợc giải quyết để tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

3.3.2.2 Đối tượng nộp thuế chưa được quản lý một cách toàn diện

Hiện nay, tình trạng không quản lý đƣợc cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam đang diễn ra phổ biến, đặc biệt ở khu vực kinh tế dân doanh. Hàng năm, có hàng triệu ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam với mục đích kinh doanh và làm việc có thu nhập thƣờng xuyên tại Việt Nam nhƣng chúng ta chƣa quản lý đƣợc họ để thu thuế TNCN. Ngành thuế chƣa có những phƣơng án phối hợp kịp thời với các cơ quan quản lý ngƣời nƣớc ngoài để nắm bắt, quản lý đƣợc những cá nhân tới Việt Nam làm việc trong ngắn hạn, hiện tại vẫn phụ thuộc nhiều vào sự tự giác của cá nhân. Việc không quản lý đƣợc triệt để những cá nhân sang Việt Nam làm việc ngắn ngày hoặc những cá nhân làm việc tại Việt Nam nhƣng nhận thu nhập tại Nƣớc ngoài đã dẫn tới tình trạng thất thu thuế, mất công bằng trong việc đóng góp vào nguồn thu của từng cá nhân.

3.3.2.3. Chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của cá nhân

Quản lý thu nhập của cá nhân không cƣ trú đƣợc xem là khâu quan trọng nhất trong quản lý thuế. Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn vất vả đối với những ngƣời quản lý thuế TNCN. Nguồn hình thành thu nhập của các cá nhân không cƣ trú hình thành trên toàn cầu, có thể trên nhiều vùng lãnh thổ. Đối với cá nhân không cƣ trú, cơ quan thuế không có nguồn thông tin, khó có thể kiểm soát đƣợc vì vậy dẫn tới tình trạng thu thuế không đúng, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc.

3.3.3 Nguyên nhân của tình trạng thất thu thuế TNCN của cá nhân không cư

trú tại Việt Nam

Tìnhtrạngthấtthuthuếcủa nhữngngƣờikhôngcƣtrútạiViệtNamcó02nguyên nhânchính:

3.3.3.1 Cơ quan thuế không thống kê được số người không cư trú đến Việt Nam vì công việc làm việc tại các cơ quan/ tổ chức do :

a) Công an tỉnh, thành phố địa phƣơng quản lý về ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam và ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam và số liệu của Sở Lao động thƣơng binh và xã hội Hà Nội về ngƣời nƣớc ngoài làm việc trên địa bàn cũng nhƣ thông tin về NNT của Sở Công thƣơng.

- Tình trạng trên có các nguyên nhân sau :

Quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, Sở Lao động thƣơng binh và xã hội về việc quản lý NNN nhập cảnh vào Việt Nam làm việc chƣa đồng nhất, kịp thời. Trong trƣờng hợp nhận đƣợc số liệu của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh về NNN cƣ trú tại Việt Nam và ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam, và số liệu của Sở Lao động thƣơng binh và xã hội về ngƣời nƣớc ngoài làm việc trên địa bàn cũng nhƣ thông tin về NNT của Sở Công thƣơng - cơ quan thuế cũng mất rất nhiều thời gian, nguồn lực để xử lý thông tin do:

Chƣa có một hệ thống chung giữa các ngành phối hợp và đƣợc cấp quyền tra cứu. Hiện tại cơ quan thuế nếu có yêu cầu về việc theo dõi ngƣời nƣớc ngoài mới nhập cảnh vào Việt Nam thì phải làm văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, điều này mất thời gian vì việc xử lý đều có trình tự, đem lại hiệu quả không cao. Đối với những cá nhân ở Việt Nam ngắn ngày, khi cơ quan thuế chƣa kịp có thông tin về họ thì có thể họ đã rời khỏi Việt Nam và không thể liên lạc đƣợc nữa.

Đơn bảo lãnh cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh ( mẫu N3/M ), công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5A), tờ khai thông tin về ngƣời nƣớc ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5B) của các cơ quan/tổ chức, văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của ngƣời sử dụng lao động theo mẫu 04 không có mã số thuế, hơn nữa, địa chỉ, điện thoại liên hệ của các cơ quan/tổ chức nhiều khi không đúng với địa chỉ, điện thoại liên hệ của họ khi đăng ký với cơ quan thuế. Do vậy, cơ quan thuế mất thời gian rà soát lại các dữ liệu trên để xác định nghĩa vụ kê khai tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và thu nhập từ

kinh doanh cho những ngƣời không cƣ trú trên hệ thống máy tính Cục thuế. Hàng tháng đôn đốc cơ quan/tổ chức kê khai thu nhập trả cho ngƣời không cƣ trú, số thuế phát sinh của họ trên tờ khai mẫu số 05/KK- TNCN.

Khi NNN đã đƣợc cấp mã số thuế, thực hiện nghĩa vụ của họ đối với NSNN có các trƣờng hợp sau xảy ra :

NNN không biết/ không thể đẩy tờ khai lên hệ thống thuế điện tử do không đủ thông tin trong khi NNN đã nộp số thuế phát sinh của họ vào Kho bạc nhà nƣớc dẫn đến hiện tƣợng có số thuế nộp thừa trên hệ thống máy tính cơ quan thuế. Cán bộ thuế khi làm việc sẽ phải tìm nguyên nhân thừa thuế và liên lạc để điều chỉnh số thuế thừa.

NNN đã nộp tờ khai nhƣng chƣa nộp thuế hoặc nộp nhầm tiểu mục dẫn tới có tiểu mục thiếu thuế, có tiểu mục thừa thuế, và phát sinh tiền chậm nộp cho tiểu mục thiếu thuế. Tình trạng trên rất phổ biến và điều này rất mất thời gian cho việc tìm nguyên nhân điều chỉnh nợ thuế. Để điều chỉnh nợ thuế, các phòng Quản lý Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, Kê khai và kế toán thuế và Quản lý nợ thuế đều phải phối hợp để giải quyết theo phân quyền của từng phòng.

Do những khó khăn trên nên trong trƣờng hợp Cục thuế địa phƣơng nhận đƣợc thông tin về ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập tại Việt Nam để xác định ngƣời không cƣ trú và ngƣời cƣ trú đến Việt Nam vì công việc tại địa phƣơng của :

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an địa phƣơng về ngƣời cƣ trú tại Việt Nam và ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam.

Sở Lao động thƣơng binh và xã hội về số ngƣời nƣớc ngoài làm việc

Sở Công thƣơng về ngƣời Việt Nam về ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại văn phòng đại diện, thƣơng nhân nƣớc ngoài thì những thông tin trên cũng sẽ chỉ đƣợc theo dõi ngoài hệ thống máy tính của Cục thuế , đến khi hoàn thành việc xử lý dữ liệu theo yêu cầu quản lý thì kết quả đƣa ra cũng sẽ không kịp thời, không sử dụng đƣợc do NNN đã xuất cảnh ra khỏi Việt Nam, làm mất nguồn thu của cơ quan thuế.

Cũng do không quản lý đƣợc NNN nhập cảnh vào Việt Nam kịp thời nên nhiều NNN lợi dụng cơ hội nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện những hành vi trái pháp luật nhƣ : trộm cắp cƣớc viễn thông, trốn thuế, sử dụng thẻ tín dụng giả để rút tiền từ Ngân hàng, lừa đảo, trộm cắp . . . gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh trật tự của nƣớc ta.

Quản lý thu nhập của đối tƣợng lao động có thể đƣợc xem là một trong hai khâu rất quan trọng trong quản lý thu thuế. Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn và vất vả nhất đối với những ngƣời quản lý thu thuế TNCN

Những cá nhân không cƣ trú đến Việt Nam chủ yếu làm việc trong dự án đầu tƣ đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoặc làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nƣớc ngoài; tổ chức phi chính phủ có trụ sở đặt tại Việt Nam. Những tổ chức/ cá nhân chi trả thu nhập trên đều chƣa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với NSNN, cơ quan thuế chƣa quản lý thu thuế một cách đầy đủ các đối tƣợng trên:

- Đối với các dự án đầu tƣ khi đi vào hoạt động : Hiện nay, cơ quan thuế chỉ quản lý đƣợc các dự án trong quá trình kiểm tra dự án hoặc khi các dự án có thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, do dự án phải làm hồ sơ khấu trừ thuế nên buộc phải kê khai và nộp thuế TNCN và thuế nhà thầu nƣớc ngoài ( nếu có). Bên cạnh đó, các dự án hoạt động và kết thúc mà không làm yêu cầu đóng mst, việc này ngoài sự kiểm soát của cơ quan thuế, nên có những dự án nợ thuế nhƣng không đòi đƣợc vì dự án đã kết thúc, NNN đã ra khỏi Việt Nam.

- Hiện nay, có một số khoản thu nhập thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên đƣợc quy định là thu nhập tính thuế nhƣng trên thực tế vẫn xảy ra thất thu nhiều do hầu nhƣ thuế thu nhập đối với những ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam mới chỉ đƣợc thu đối với các khoản tiền lƣơng, tiền công trong các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (thuộc diện phải kê khai để đƣợc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp), còn đối với các văn phòng đại diện nƣớc ngoài, tuy đã thu đƣợc phần lớn nhƣng do thiếu căn cứ để xác minh đầy đủ về tiền lƣơng, tiền công, đặc biệt đối với các trƣởng văn phòng đại diện là NNN đƣợc nhận lƣơng trực tiếp từ nƣớc ngoài nên tình trạng thất thu thuế còn xảy ra khá phổ biến. Nhiều văn phòng đại diện nƣớc ngoài né tránh việc kê khai nộp thuế, tiếp tay cho ngƣời có thu nhập cao trốn thuế TNCN. Trong những năm gần đây Cục thuế TP Hà Nội và Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai theo chuyên đề đối với các nhóm nƣớc có nguy cơ khai sai, gian lận thuế cao nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc và nhận ra rằng đa phần Công ty mẹ tại nƣớc ngoài sẽ tách thu nhập cho chuyên gia làm việc tại Việt Nam làm 2 phần, 1 phần nhận tại Việt Nam và 1 phần nhận tại nƣớc mẹ. Phần thu nhập nhận tại Việt Nam rất nhỏ, chủ yếu thu nhập sẽ nhận tại Nƣớc ngoài. Cá nhân/ văn

phòng tại Việt Nam chỉ kê khai và nộp thuế cho phần thu nhập tại Việt Nam, từ đó làm thất thu 1 khoản thuế lớn cho ngân sách nhà nƣớc. Các tỉnh thành lớn nơi có nhiều ngƣời nƣớc ngoài tới làm việc đã nỗ lực trong công tác kiểm tra thuế đối với cá nhân nƣớc ngoài, đặc biệt là cá nhân không cƣ trú nhƣng do không đủ tài liệu nên việc kiểm soát gặp khó khăn nhất là khi cá nhân đó đã về nƣớc.

- Một số cá nhân có thêm phần thu nhập ở nƣớc ngoài nhƣng cơ quan thuế rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)