Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN của những ngƣời không cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 92)

trong ngành thuế kém hiệu quả, khả năng đánh giá về chất còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ làm hạn chế việc đƣa ra các biện pháp chỉ đạo điều hành và trách nhiệm quản lý của từng cơ quan thuế.

- Các chức năng quản lý NNT (thanh tra, kiểm tra, thu nợ và cƣỡng chế) còn nhiều hạn chế, hiệu lực, hiệu quả chƣa cao do do thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về NNT hoặc dữ liệu không kịp thời. Đối với cá nhân không cƣ trú, cơ sở dữ liệu nhanh, đủ là điều kiện cần để theo sát, kiểm tra tình trạng thuế và có thể truy thu kịp thời.

- Hoạt động hợp tác quốc tế về thuế còn thiếu chủ động trong việc xây dựng, phát triển các quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về thuế; việc tham gia các diễn đàn, hoạt động quốc tế về thuế còn hạn chế, bị động, thiếu mục tiêu cụ thể; Ngành thuế chƣa triển khai để các Cục thuế địa phƣơng nắm bắt kịp thời về các xu hƣớng thuế quốc tế, các kinh nghiệm/kỹ năng/phƣơng pháp quản lý thuế hiện đại; Quá trình xử lý việc áp dụng miễn thuế theo Hiệp định còn xử lý chậm chạp, chƣa đồng nhất. Điều này làm giảm hiệu quả công tác quản lý thuế đối với cá nhân NNN.

Những nhân tố thành công, hạn chế trên là yếu tố quan trọng cần đƣợc nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế TNCN của cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao, nâng cao trình độ quản lý thuế của cơ quan thuế Việt Nam.

4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN của những ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam tại Việt Nam

Trên quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN đối với cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam, cũng nhƣ phát triển cơ chế thu thuế đối với ĐTNT trên, một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải cải tiến, đổi mới và phát triển công tác quản lý thu thuế ở Việt Nam hiện nay. Dƣới đây là một số những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu đó.

4.3.1 Giảm thuế suất thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Thuế suất hợp lý rất quan trọng do thuế suất có tác động trực tiếp đến số thuế thu đƣợc, sự công bằng và hiệu quả của chính sách thuế và chi phí hành thu của cơ quan thuế. Căn cứ vào các phân tích về tác động của thuế TNCN đến cá nhân không cƣ trú tại

Việt Nam ở trên, các lý thuyết về thuế, các bài học từ các nƣớc vế thuế TNCN và các kinh nghiệm thực tế quản lý thuế TNCN từ đó kiến nghị giảm thuế suất thuế TNCN của những ngƣời không cƣ trú: xuống mức tƣơng đƣơng hoặc thấp hơn so với các nƣớc trong khu vực, trong khoảng từ 15% đến 17%

Mức thuế suất kiến nghị sẽ đảm bảo bình đẳng giữa cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam và cá nhân cƣ trú tại Việt Nam, tăng tính rõ ràng và khả năng thực thi của chính sách thuế, giảm động cơ trốn thuế của NNN, đảm bảo hiệu lực thi hành của luật thuế TNCN, giảm chi phí hành thu của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của NNT, tăng thu cho NSNN, tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Mức thuế suất thấp sẽ làm giảm sự can thiệp của nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh, thuế TNCN sẽ có tính trung lập hơn, khuyến khích NNN vào Việt Nam đầu tƣ, làm việc, chuyển giao kiến thức, kỹ năng của họ cho ngƣời Việt Nam; tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của xã hội, nâng cao mức sống cho NNT; hiệu ứng thu nhập của NNT sẽ có tác động mạnh hơn hiệu ứng thay thế, hành vi của ngƣời nộp thuế sẽ bị tác động của các tác nhân kinh tế hơn là chịu sự tác động của mức thuế cao, cải thiện tính cạnh tranh của môi trƣờng làm việc tại Việt Nam.

Cùng với việc giảm thuế suất, cần xây dựng các văn bản hƣớng dẫn Luật thuế TNCN và quản lý thuế cụ thể hóa cho những ngƣời không cƣ trú đến Việt Nam vì công việc do đặc thù của loại NNT này.

4.3.2 Giải pháp về ký thêm nhiều hiệp định tránh tính thuế trùng giữa các nước, mở rộng hợp tác quốc tế với các cơ quan thuế nước ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế với các cơ quan thuế nước ngoài

Tổng cục thuế cũng cần phải xem xét việc ký kết các hiệp định thuế với tất cả các quốc gia khác để tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ từ những quốc gia này. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký với các nƣớc có tác dụng tránh đánh trùng thuế TNCN của ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập tại Việt Nam, ngăn ngừa trốn lậu thuế. Trƣờng hợp NNN đã nộp thuế thu nhập tại Việt Nam thì họ sẽ đƣợc cấp chứng từ để làm căn cứ miễn thuế hoặc giảm thuế ở nƣớc họ. Trƣờng hợp NNN thuộc nhóm nƣớc đã ký Hiệp định với Việt Nam thì sẽ thực hiện theo quy định tại Hiệp định.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới hiện nay, nguồn nhân lực tự do di chuyển trên toàn cầu, Việt Nam cần mở rộng đàm phán ký kết các Hiệp định tránh tính thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc theo đúng thông lệ quốc tế và xu

hƣớng mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay nhằm khắc phục trƣờng hợp tính thuế trùng, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời nộp thuế, cải thiện môi trƣờng làm việc khuyến khích đầu tƣ vào Việt Nam. Mỗi Hiệp định sẽ có những quy định về đối tƣợng đƣợc miễn, giảm thuế, mức miễn, giảm thuế, cách tính thuế…. Cá nhân không cƣ trú thƣờng xuyên ở Việt Nam cần phải biết những quy chuẩn quốc tế về thuế đã đƣợc nêu trong hiệp ƣớc sẽ đƣợc áp dụng đối với họ. Cá nhân không cƣ trú khi nộp hồ sơ xin miễn thuế cần phải có đủ hồ sơ chứng mình thuộc đối tƣợng đƣợc miễn thuế theo Hiệp định.

Mở rộng hợp tác quốc tếvới cáccơquanthuếnƣớcngoàiđểkiểmsoátthunhậpcủa NNNlàmviệctạiViệtNam,đặcbiệtlàNNNkhôngcƣtrú,phốihợpngănchặncáchànhvi gianlậnthuế,họchỏikinhnghiệmquảnlýthuếtiêntiến,đàotạocánbộthuế.Việctraođổi thôngtintheohiệpđịnhkhôngchỉđápứngđƣợccác yêucầucủacơquanthuếnƣớc ngoài màcòncóđónggóptíchcực,cụthểvàcôngtácquảnlýthuếcủaViệtNamtrongviệctrốn thuếđốivớicácgiaodịchquabiêngiới, nângcaonănglựcchocơquanthuếvàbộmáyquản lýthuế.

4.3.3 Tăng cường phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Công thương về việc quản lý NNN nhập cảnh vào Việt Nam

Giải pháp để tăng cƣờng phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an về việc quản lý NNN nhập cảnh vào Việt Nam, Sở Lao động thƣơng binh xã hội bao gồm :

4.3.3.1 Sửa đổi các quy định của bộ luật Lao động, pháp lệnh Xuất nhập cảnh và luật quản lý thuế, luật thuế TNCN theo hướng

- Ràng buộc trách nhiệm của cơ quan/tổ chức bảo lãnh cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh, cơ quan/ tổ chức đề nghị cấp thẻ tạm trú cho NNN, cơ quan/ tổ chức đề nghị cấp giấy phép lao động cho NNN đối với việc đôn đốc ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định.

Đơn bảo lãnh cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh ( mẫu N3/M) của cơ quan/ tổ chức bảo lãnh cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh, công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5A) của cơ quan/ tổ chức đề nghị cấp thẻ tạm trú cho NNN, văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của ngƣời sử dụng lao động theo mẫu 04 phải có dòng cam kết của các cơ quan/ tổ chức trên trong việc đảm bảo ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện đúng luật thuế và các quy định khác của pháp luật Việt

Nam. Trong trƣờng hợp không thực hiện đúng quy định trên, các cơ quan/ tổ chức trên sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo đúng quy định.

Sửa đổi các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh đối với NNN xuất nhập cảnh vào Việt Nam cụ thể: Đơn bảo lãnh cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh ( mẫu N3/M ), công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5A), tờ khai thông tin về ngƣời nƣớc ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5B), văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của ngƣời sử dụng lao động theo mẫu 04 của các cơ quan/tổ chức phải có đầy đủ mã số thuế, có email, điện thoại, địa chỉ, ngƣời liên hệ, ngƣời chịu trách nhiệm của cơ quan/tổ chức rõ ràng, cụ thể.

- Tăng cƣờng sự phối hợp của các ngành, các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý chặt chẽ ngƣời nộp thuế: Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc gồm: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài, cơ quan quản lý lao động và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin liên quan đến thu nhập chịu thuế, ngƣời nộp thuế khi cơ quan thuế có yêu cầu. Theo đó :

4.3.3.2 Ký kết quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội về việc quản lý NNN nhập cảnh vào Việt Nam

- Trong quy chế phối hợp phải quy định rõ: hàng tuần phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an thành phố phải cung cấp cho Cục thuế địa phƣơng danh sách các NNN cƣ trú trên địa bàn, thời gian NNN đăng ký tạm trú, địa chỉ tạm trú; Sở Lao động thƣơng binh và xã hội về số ngƣời nƣớc ngoài làm việc thuộc địa phƣơng quản lý . . . để cơ quan thuế xác định chính xác ngƣời không cƣ trú và ngƣời cƣ trú đồng thời theo dõi tình trạng thuế của NNN trên hệ thống.

- Tăng cƣờng năng lực của bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT trong việc hỗ trợ NNN đăng ký MST cá nhân, trong trƣờng hợp cơ quan thuế không đáp ứng đƣợc nhu cầu đăng ký MST cá nhân của NNN, kịp thời phối hợp với Hội tƣ vấn thuế để thực hiện. Bên cạnh đó bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn phải chủ động dịch các tài liệu tuyên truyền về thuế song ngữ trên các phƣơng tiện thông tin để NNN dễ dàng tiếp cận.

Dựa trên số liệu do Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Sở Công thƣơng cung cấp, Cục thuế địa phƣơng đƣa toàn bộ các thông tin trên vào hệ thống máy tính Cục thuế để quản lý theo các bƣớc:

Trƣờng hợp NNN chƣa có mã số thuế, cơ quan thuế cấp mã số thuế tạm cho NNN, là mã số thuế trong hệ thống nhƣng chƣa có hồ sơ xin cấp MST của NNT, căn cứ vào số hộ chiếu của NNN theo thông tin đã nhận đƣợc từ Công an Thành phố Hà Nội để quản lý từng NNN trên hệ thống CNTT ngành thuế.

4.3.3.3 Hệ thống thông tin liên ngành tập trung

Bên cạnh việc xử lý thông tin thủ công nhƣ trên thì các Sở, ngành có chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣ Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Công Thƣơng, Sở Lao động Thƣơng binh xã hội, Cục Xuất nhập cảnh cần đầu tƣ xây dựng hệ thống thông tin liên ngành tập trung để làm đầu mối thông tin, tránh tình trạng thông tin không đồng nhất và không kịp thời. Việc xử lý thông tin về NNN sẽ đƣợc Cục xuất nhập cảnh đăng tải lên hệ thống ngày khi NNN nhập cảnh, từ đó cơ quan thuế sẽ theo dõi, đánh giá và xác nhận tình trạng thuế của các nhân đó. Bên cạnh đó, khi tổ chức nƣớc ngoài cần thay đổi Trƣởng đại diện hoặc ngƣời đại diện đứng đầu, Sở Công thƣơng có thể căn cứ vào tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế trên cổng thông tin để xác nhận cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chƣa để xử lý các công việc tiếp theo. Việc xây dựng hệ thống thông tin liên ngành không chỉ giúp các ngành chức năng quản lý đối tƣợng dễ dàng hơn mà còn tiết kiệm thời gian, thủ tục hành chính cho cán bộ nhà nƣớc để tập trung vào công tác rà soát, kiểm tra có hiệu quả hơn.

4.3.3.4 Kiểm tra trên hệ thống điện tử ngành thuế

Hàng tháng Cục thuế sẽ thực hiện kiểm tra trên hệ thống ngành thuế để xác định cơ quan/tổ chức có ngƣời không cƣ trú đến Việt Nam đã kê khai trên tờ khai mẫu 02/KK-TNCN các khoản thu nhập chịu thuế cho ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam tại các chỉ tiêu 14 - "Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam" và chỉ tiêu 15 - "Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ của họ hoặc cơ quan/tổ chức có cá nhân không cƣ trú làm việc".

Hoặc cơ quan/tổ chức có NNN làm việc đã kê khai tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tƣ vốn, từ chuyển nhƣợng chứng khoán, từ bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mại, từ trúng thƣởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho những ngƣời không cƣ trú mẫu 03/KK-TNCN.

Trƣờng hợp cơ quan/tổ chức có ngƣời không cƣ trú đến Việt Nam không kê khai trên các chỉ tiêu và tờ khai trên, Cục thuế Thành phố Hà Nội có thông báo yêu cầu các

đơn vị trên thực hiện kê khai thuế cho ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam theo đúng quy định.

Trƣờng hợp cơ quan/tổ chức có NNN làm việc không kê khai trên các chỉ tiêu và tờ khai trên, đồng thời xác nhận không trả thu nhập cho NNN làm việc cho họ, Cục thuế sẽ cập nhật nghĩa vụ kê khai tờ khai thuế TNCN hàng tháng theo mẫu số 07/KK-TNCN cho các Cá nhân NNN nhận thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công trên địa bàn làm việc cho cơ quan/tổ chức trên. Cán bộ quản lý theo mã cá nhân chịu trách nhiệm thông báo yêu cầu các cá nhân trên thực hiện kê khai thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo đúng quy định.

Thực hiện những biện pháp trên sẽ góp phần thu đƣợc số tiền thuế TNCN đáng kể vào NSNN, đảm bảo bình đẳng giữa ngƣời Việt Nam và NNN, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà nội.

4.3.4 Giải pháp tăng cường quản lý thu nhập của cá nhân không cư trú bằng việc khuyến khích thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng

a, Khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng hoặc các công cụ thanh toán điện tử

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cùng với đó là các phƣơng tiện thanh toán điện tử cũng góp phần vào sự kiểm soát thu nhập trong quản lý thuế TNCN. Hiện tại ở Việt Nam chi dùng, giao dịch bằng tiền mặt vẫn rất lớn, là một trong những điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận thuế. Quản lý thu nhập là một biện pháp trong việc thu đúng, thu đủ. Điều này đòi hỏi những biện pháp của Chính phủ để ngƣời dân hạn chế lƣu hành tiền mặt. Hiện nay ở các quốc gia nhƣ Trung Quốc, phí rút tiền qua thẻ rất cao, hầu hết ngƣời dân nhận thu nhập hay chi tiêu đều thông qua tài khoản hoặc quét mã QR, chứ không dùng tiền mặt. Ở Việt Nam, hình thức này cũng mới bắt đầu lƣu hành nhƣng mới chỉ ở mức khuyến khích chứ chƣa bắt buộc.

Nếu nhƣ các khoản thu nhập đƣợc thanh toán quá ngân hàng sẽ rất thuận tiện cho cơ quan quản lý nhƣ Công an, ngân hàng, thuế có thể quản lý, giám sát nguồn tiền của cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại việt nam​ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)