II Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chế biến thực phẩm
22 Chính sách giá cả
Chính sách giá cả đóng vai trò quan trọng, then chốt trong hoạt động kinh doanh Mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng sản phẩm bán ra và quyết định mua của khách hàng Để có thể đưa ra một mức gía phù hợp vừa bù đắp chi phí
tranh, thu hút khách hàng đặc biệt đối với những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá Công ty phải xem xét tới rất nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận và mức độ ưa thích của người tiêu dùng, phương thức thanh toán, thời điểm bán hàng và mức giá bán trên thị trường của đối thủ cạnh tranh
Dù hiện nay gía cả không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hoạc định chiến lược Marketing - Mix nữa nhưng trên thực tế giá cả có ý nghĩa rất quan trọng
- Đối với khách hàng: giá cả là một trong những cơ sở để quyết đinh mua sản phẩm này hay loại sản phẩm khác,
- Đối với Công ty: Giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận Công ty thu về
Cơ sở định giá sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc là dựa vào chi phí, giá cảu đối thủ cạnh tranh và giá cả thăm dog từ ý kiến khách hàng Ví dụ trong đợt nghiên cứu loại bánh Layer Cake vị Chocolate mới các nhân viên thị trường của Kinh Đô miền Bắc đã tham khảo ý kiến khách hàng về mức giá mà họ thường mua đối với các loại sản phẩm cung loại nhưng là của hãng khác là bao nhiêu,
đồng thời có hỏi khách hàng dùng thử sản phẩm về mức giá mà họ coa thể chấp nhậ khi loại bánh mới này được tung ra thị trường
Hiện nay, giá cả sản phẩm Kinh Đô giao động từ 500 đồng đến 300 000 đồng với những mức chiết khấu khác nhau
• Đối với nhà phân phối, các đại lý bán buôn: Chiết khấu từ 3%- 3,5%
• Đối với những người bán lẻ thường được chiết khấu từ 1%-1,5% từ các nhà phân phối, các đại lý bán buôn
Công nợ từ khách hàng ban lẻ đối với nhà phân phối có thể dao động tuỳ theo số lượng và trị giá đơn hàng đối với những mặt hàng cụ thể Chẩng hạn, mức công nợ đối với sản phẩm Snack là từ 5 đến 10 triệu đồng
Quan hệ giữa giá cả và chất lượng là mối quan hệ thuận, chất lượng tôt ắt hẳn giá phải cao và ngược lại Kinh Đô miền Bắc luôn lấy tiêu thức “Chất lượng là yếu tố hàng đầu” cho chiến lược kinh doanh của mình cho nên giá cả luôn được định ở mức phù hợp với chất lượng của sản phẩm đồng thời đảm bảo mức mà ở đó khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm
Trên thực tế, sản phẩm của Kinh Đô vẫn bị khách hàng miền Bắc cho là cao hơn so với một số hàng khác như Hải Hà, Hải Châu Sản phẩm của Công ty chịu sức cạnh tranh lớn trên những đoạn thị trường nhạy cảm về giá đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, nông thôn Sản phẩm của Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị dần đã độc chiếm những đoạn thị trường này Chính vì thế, để mở rộng Kinh Đô miền Bắc nên mở rộng thêm khung giá của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của những đoạn thị trường có khả năng chi trả trung bình và thấp
Nhìn chung, việc định giá sản phẩm của Kinh Đô là do Công ty Kinh Đô miền Nam đảm nhiệm, Kinh Đô miền Bắc thực hiện triển khai mức giá theo kế hoạc đã quy định của Kinh Đô miền Nam Tuy nhiên, đối với những sản phẩm tự sản xuất thi Kinh Đô miền Bắc tự tiến hàng định giá nhưng luôn đảm bảo tính thống nhất chung cho toàn bộ hệ thông giá của Kinh Đô trên thị trường toàn quốc Công việc định giá sẽ được tiến hành thông qua sự hợp tác giữa các phòng
ban cụ thể là Phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Kế toán Trên cơ sở tính toán toàn bộ chi phí sản xuất, phòng Kế toán sẽ đưa ra một mức giá hoà vốn, sau đó các phòng còn lại nghiên cứu tình hình thị trường, giá cả của đối thi cạnh tranh, giá mà khách hàng có thể chấp nhận để từ đó chưa ra một mức giá hoàn chỉnh nhất Mức giá này phải phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của Công ty là bảo đảm mức lợi nhuận có thể và có khả năng mở rộng thị trường
thành sản phẩm nhằm thực thị các định mức, tiêu chuẩn ở mức tối ưu, kiểm soát chi phí hợp lý trong cơ cấu giá thành