Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo lập môi trường cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc 37 (Trang 76 - 83)

TRƯỜNG CẠNH TRANH

1 Nhà Nước cần có biện pháp ngăn chặn hiện tượng các doanh nghiệp phối

hợp với nhau để tại thành độc quyền nhóm

2 Tăng cường các hoạt động quảng bá, khuyến khích “Người Việt Nam sử

dụng hàng Việt Nam”

3 Cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế trong nước cũng như

những mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước bạn, các số liệu thống kê về dung lượng thực phẩm Việt Nam, mức tăng trưởng dự báo, tư vấn và các cuộc hội thảo có quy mô do Uỷ ban hay các tổ chức nước ngoài tổ chức

4 Là một bộ phận của nền kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo chịu

ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của quốc gia Kinh tế phát triển, lạm phát thất nghiệp được kiểm soát, thu nhập của người dân tăng, mức tiêu thụ bánh kẹo cũng tăng theo Do đó Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách, những định hướng phát triển kinh tế phù hợp để đảm bảo được tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay

5 Khi Việt Nam ra nhập AFTA trong tương lai, thuế suất thuế nhập khẩu các

sản phẩm bánh kẹo sẽ giảm xuống Giá bán các sản phẩm này sẽ trở nên cạnh tranh hơn Do đó để đảm bảo ưu thế cho sản phẩm nội địa Nhà nước nên quy định mức thuế thống nhất và hợp lý

6 Công ty Kinh Đô miền Bắc là một doanh nghiệp hoạt động trang lĩnh vực

chế biến thực phẩm, vì vậy những thông tư, nghị định, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hay về việc ghi nhãn lên bao bì sản phẩm khi thay đổi có thể tạo ra một số chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty như: đổi mới nâng cấp công nghệ, thay đổi bao bì, mẫu mã nhằm đáp ứng những thay đổi trong các quy định này Do đó để tiết kiệm cho các doanh nghiệp Nhà nước cần đưa ra những quy đinh mang tính thống nhất chung trong toàn

ngành và nếu có thể Nhà nước nên hỗ chợ phần nào kinh phí cho các doanh nghiệp trong nước

7 Nhìn chung các công ty sản xuất kinh doanh phải nhập một số nguyên vật

liệu phục vụ cho sản xuất như bột mì, hương liệu, bột sữa Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi phí đầu vào thay đổi , tác động đến kết quả hoạt động của các công ty Trong khi đó nguỗn thu chính của các công ty phần lớn là đồng Việt Nam Biến động về tỷ giá hối đoái sẽ dẫn tới chi phí đầu tư tính theo đồng Việt Nam thay đổi Để giảm thiểu rủi ro này, Nhà nước có những biện pháp nhằm duy trì tỷ giá ở mức hợp lý (nếu có thể) Và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này

8 Nâng cao vai trò của Hội bảo vệ ngời tiêu dùng, kêu gọi các doanh nghiệp

nên đặt thức “lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu” trong chiến lược kinh doanh chung Nếu bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm những quy định chung ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng thị phải có những biện pháp chừng phạt đúng mức

9 Nhà nước nên có những chính sách đối sử công bằng với tất cả các doanh

nghiệp, không nên quá đề cao vai trò của loại hình doanh nghiệp nhà nước mà quên đi tầm quan trọng của các loại hình doanh nghiệp khác Tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trung bình và nhỏ phát triển như hỗ chợ về vốn, kinh nghiệm quản lý Có như thế mới tạo ra sự phát triển đồng bộ trong toàn ngành

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một tất yếu, và là một quy luật phổ biến xuyên suốt của nền kinh tế thị trường Kết quả của những cuộc cạnh tranh sẽ có người chiến thắng và có kẻ bại trân Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những người không có khả năng bằng những người có khả năng, thay thế những doanh nghiêp yếu kém bằng những doanh nghiệp thực sự có thực lưc Khi đã đặt chân vào thương trường thì doanh nghiệp phải nhận thức rõ một điều rằng bất kể thời điểm nào mình cũng phải chịu tác động của cạnh tranh và tiềm ẩn nguy cơ bị thay thế Vì thế, cách tốt nhất là doanh nghiệp phải năng động, tỉnh táo, nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn để nắm bắt những xu thế đang thay đổi từng ngày, từng giờ nắm bắt được những điểm yếu của đối thủ, khai thác một cách tốt nhất những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp mình từ đó tạo nên sức mạnh trên thị trường Như vậy, những cuộc cạnh tranh lành mạnh chính là động lực để

những loại sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn Phần thưởng xứng đáng sẽ dành cho doanh nghiệp nào đáp ứng tốt những đòi hỏi của khách hàng mục tiêu

Trong xu thế kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đang đứng trước những ngưỡng cửa mới mà chỉ công ty nào “đủ mạnh” và “biết thế” mới co thể vượt qua cánh cửa ấy Thị trường bánh kẹo ngày càng mở rộng, trở thành thị trường hấp dẫn các “đại gia” không ngừng đầu tư kinh doanh, làm thị trường mất cân đối, cung vượt xa cầu Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Kinh Đô dù đẫ có tên tuổi trên thị trường nhưng đừng vội “ngủ quên trong chiến thắng”

Để duy trì vị trí hiện tại đồng thời không ngừng phát triển thị phần trong tương lai Kinh Đô miền Bắc cần có những biện pháp, có những chiến lược đai hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa

Qua bài viết giúp chúng ta có các nhìn khái quát hơn về thị trường bánh kẹo Việt Nam, về những lợi thế và bất lợi của Kinh Đô miền Bắc cũng như xu hướng cạnh tranh hiện nay

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Thầy giáo - TS Vũ Huy Thông Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đồng thời cho phép em gửi lời cảm ơn tới toàn bộ CB, nhân viên thuộc phòng Marketing nói riêng và Công ty CP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói chung

Do khả năng cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo 3

I Cung, cầu trên thị trường bánh kẹo việt nam 3

1 Cầu trên thị trường bánh kẹo 3

2 Cung trên thị trường bánh kẹo 5

II Những giai đoạn của quá trình ra quyết định mua sản phẩm bánh kẹo 6

1 Xác định nhu cầu 6

2 Tìm kiếm thông tin 7

3 Đánh giá phương án 7

4 Quyết định mua sắm 8

5 Phản ứng sau khi mua 8

III Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo VN 9

1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 9

2 Các lực lượng cạnh tranh khác 15

2 1 Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15

2 2 Cạnh tranh của sản phẩm thay thế 16

2 3 Quyền lực của người mua 17

2 4 Quyền lực của người cung ứng 17

3 Xu hướng cạnh tranh hiện nay trên thị trường bánh kẹo 18

Chương II: Công ty cp CBTP Kinh Đô miền Bắc và thực trạng hoạt động Marketing 21

I Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Kinh Đô miền Bắc 21

1 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty 21

2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 23

2 2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 26

3 Điều kiện và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 27

3 1 Quy mô của doanh nghiệp 27

3 2 Chính sách đối với người lao động 27

3 3 Tình hình hoạt động tài chính: 29

3 4 Trình độ công nghệ 30

4 Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc trong vài năm gần đây 31

4 1 Báo cáo kết quả kinh doanh 31

II Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 32

1 Cơ cấu tổ chức của phòng Marketing 32

2 Hệ thống Marketing – Mix 33

2 1 Chính sách sản phẩm 33

2 2 Chính sách giá cả 36

2 3 Chính sách phân phối 39

2 4 Chính sách xúc tiển hỗn hợp 40

3 Nhận xét về hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc 43

Chương III: Một số giải pháp Marketting cho sản phẩm bánh kẹo của công ty 45

Kinh Đô Miền Bắc 45

I Những hoạch định chiến lược 45

1 Phân tích cơ hội thị trường 45

1 1 Các yếu tố thuộc về môi trường 45

3 1 Phân đoạn thị trường 53

3 2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 56

4 Lựa chon chiến lược cạnh tranh 57

4 1 Mở rộng toàn bộ thị trường 57

4 2 Bảo vệ thị phần 57

4 3 Mở rộng thị trường 60

III Một số giải pháp cho hệ thống Marketing - Mix 62

1 Chính sách sản phẩm 62

1 1 Phân tích sản phẩm 62

1 2 Hoàn thiện, tạo uy tín cho sản phẩm 64

1 3 Đa dạng hoá sản phẩm 67 1 4 Phát triển sản phẩm mới 68 2 Chính sách giá cả 69 3 Chính sách phân phối 71 4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 73 4 1 Về quảng cáo 73

4 2 Tuyên truyền, quan hệ công chúng 75

4 3 Dịch vụ khách hàng 75

III Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh 76

Kết luận 78

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc 37 (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w