Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 34 - 37)

2 Tổng quan một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về phát triển kinh tế số

2.4.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhìn chung, thực tiễn phát triển KTS ở một số quốc gia đều cho thấy một số bài học quan trọng. Thứ nhất, việc chủ động tiếp cận KTS là một yêu cầu cần thiết. Lấy sức ép từ đại dịch COVID-19 chỉ là một bước đi chiến thuật, chứ không đủ để phát triển hiệu quả KTS. Thứ hai, cần tận dụng cả lực kéo và lực đẩy để phát triển KTS. Lực kéo phải từ nhận thức của người tiêu dùng cá nhân và tổ chức (kể cả chính phủ), cùng với hỗ trợ cần thiết. Lực đẩy phải xuất phát từ sự chủ động và tinh thần doanh nhân của chính doanh nghiệp, đặt trong một không gian pháp lý và chính sách đủ mở. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với phát triển KTS, không chỉ ở xuất nhập khẩu thiết bị phần cứng mà còn ở khía cạnh dịch vụ, dịch chuyển lao động và dữ liệu.

Về phát triển đô thị thông minh

Mặc dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của kế hoạch xây dựng quốc gia thông minh, xong những kinh nghiệm của Singapore cũng là những bài học quý giá cho các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có thể học tập Singapore một số điểm sau.

Thứ nhất, Singapore đã có tầm nhìn xa và hoạch định chiến lược cho phát

triển đô thị thông minh ngay từ những năm 1970. Việc hoạch định sớm đã biến mục tiêu xây dựng đô thị thông minh thành một chương trình xuyên suốt trong quá trình hơn 30 năm phát triển kinh tế và xã hội của Singapore. Nhờ vậy, các chính sách đề ra sẽ luôn hướng tới mục tiêu này và tạo điều kiện tốt cho đô thị thông minh phát triển. Việt Nam, qua bài học của Singapore, cần xây dựng chiến lược phát triển đô thị thông minh với tầm nhìn từ 20 đến 30 năm.

Thứ hai, để có thể quản lý đô thị thông minh hiệu quả, cần phải xây dựng

chính phủ điện tử. Singapore đã xây dựng một nền tảng tích hợp để tối ưu hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý, giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế việc trùng lặp về chức năng giám sát của các cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, Singapore còn thành lập một cơ quan trực thuộc chính phủ để điều phối chung cho các hoạt động của các cơ quan quản lý. Cơ quan này vừa có chức năng giám sát, vừa có chức năng đưa ra quyết định trong những tình huống khẩn cấp cần sự nhất trí của nhiều bên.

Thứ ba, đô thị thông minh cần đặt con người làm trung tâm phát triển. Luật

bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết để tạo ra sự tin tưởng và đồng thuận trong xã hội khi triển khai mô hình đô thị thông minh.

Thứ tư, thí điểm mô hình đô thị thông minh tại một khu vực nhỏ trước khi

nhân rộng lên phạm vi toàn quốc. Điều này sẽ giúp các cơ quan quản lý và nhà hoạch định chính sách nhìn ra những mặt tích cực và tiêu cực của các dịch vụ thông minh dành cho người dân, chi phí thực tế nếu triển khai thực hiện, cũng như tránh được việc triển khai các hệ thống không phù hợp.

Cuối cùng, cần có những chính sách về dữ liệu mở, cho phép công chúng

tiếp cận để khuyến khích phân tích, sáng tạo và phát triển các ứng dụng từ nguồn dữ liệu mở này. Thêm vào đó công nghệ ứng dụng trong phát triển đô thị thông minh cần phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng tương thích với các quốc gia khác để có thể truyển tải dữ liệu giữa các nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

Về phát triển TMĐT

Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong

triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và Internet là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của Chính phủ và đã tạo nền tảng cho sự mở rộng nhanh chóng của TMĐT.

Thứ hai, xây dựng hệ thống tín dụng và bảo mật TMĐT là những nội dung

được Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm, trong đó có nội dung về đánh giá tín dụng TMĐT nhằm giúp ngăn chặn TMĐT hàng giả và nội dung về khuyến khích phát triển các dịch vụ chứng chỉ tin cậy, dịch vụ công về bảo mật đáng tin cậy trong các giao dịch TMĐT, các biện pháp phòng ngừa rủi ro thông qua xây dựng bảo mật TMĐT. Tất cả các nền tảng, chính sách và biện pháp này đã tạo nên một hệ thống tín dụng TMĐT được bảo mật và giám sát, giúp cho các bên tham gia gồm bên cung cấp (bên bán) và bên mua được tăng cường sự tin tưởng, uy tín và bảo đảm trong việc tham gia giao dịch thương mại trên môi trường Internet. Dù vậy, nếu tư duy phải hoàn thiện hệ thống pháp lý và hạ tầng thanh

toán trước khi phát triển TMĐT thì Việt Nam có thể đi sau các quốc gia khác nhiều năm, đánh mất cơ hội tăng trưởng nhờ TMĐT nói riêng và CMCN 4.0 nói chung. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng sự kém phát triển của thẻ tín

dụng là cơ hội để phát triển cho các hình thức thanh toán mới (như ví điện tử) thân thiện hơn với TMĐT.

Thứ ba, TMĐT nông thôn nói chung và TMĐT trong ngành nông nghiệp

nói riêng cũng là một câu chuyện thành công về phát triển TMĐT ở Trung Quốc. Các dự án thí điểm về TMĐT ở nông thôn được triển khai rộng khắp và mô hình “làng Taobao” đã được nhân rộng trong cả nước từ giữa những năm 2000. Các sản phẩm nông sản được giới thiệu và bán qua các kênh trực tuyến đã giúp sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và thị trường được mở rộng hơn.

Thứ tư, TMĐT xuyên biên giới đang dần được coi là động lực mới của tăng

trưởng kinh tế. Thực tế, Trung Quốc đã thành lập khu thí điểm toàn diện cho TMĐT xuyên biên giới và không ngừng cải tiến các chính sách, hệ thống giám sát và hệ sinh thái dịch vụ phát triển.

Về phát triển AI và IoT trong lĩnh vực y tế

Thứ nhất, xây dựng hạ tầng dữ liệu y tế có thể được thực hiện bằng cách

cung cấp số y tế điện tử cho cá nhân và cơ sở y tế. Số này sẽ tích hợp với thẻ bảo hiểm y tế và sổ y tế của người bệnh. Từ đó, lịch sử điều trị bệnh của một người tại các cơ sở y tế có thể được lưu lại trên máy tính thay vì rải rác trong các sổ y tế giấy như trước.

Thứ hai, cần rà soát các quy định pháp luật35 về chăm sóc sức khỏe y tế cho người dân và bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cơ sở y tế ứng dụng AI và IoT trong những trường hợp AI gây ra thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người bệnh, hoặc lỗ hổng bảo mật khiến cho thông tin của bệnh nhân bị mất cắp…

Thứ ba, cần thí điểm việc ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe tại một số

cơ sở y tế lớn có tiềm lực tài chính trước khi triển khai trên diện rộng. Do việc xây dựng các phần mềm trí tuệ nhân tạo dày công và tốn kém, chính phủ Việt Nam không nên tham vọng có thể đồng bộ triển khai AI tại tất cả các bệnh viện mà cần tập trung phát triển AI thật tốt ở các bệnh viện tuyến đầu, tạo điều kiện cho các bệnh viện tư lớn nghiên cứu và triển khai thí điểm công nghệ AI. Khi công nghệ mới dần có giá thành thấp hơn, có thể triển khai tại các bệnh viện tuyến dưới.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)