Khung pháp lý xây dựng và phát triển chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 38 - 39)

3 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

3.1.2 Khung pháp lý xây dựng và phát triển chính phủ điện tử

Bước chuyển trong nhận thức và quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử được thể chế hoá tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Mục tiêu của Nghị quyết số 36a/NQ-CP hướng đến là xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 36a đã tạo ra những thay đổi quan trọng, hình thành hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Quá trình thực

hiện Nghị quyết cũng xây dựng được một số cơ sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng cho xây dựng CPĐT dựa trên Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử. Một số cơ sở dữ liệu được xây dựng và có những cấu phần đi vào vận hành bao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (ĐHKTQD, 2020).

Để thúc đẩy phát triển CPĐT trong bối cảnh CMCN 4.0, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, thay thế cho Nghị quyết 36a NQ-CP. Nghị quyết số 17/NQ-CP nhấn mạnh mục tiêu hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền KTS và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)