Khung pháp lý chung

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 37 - 38)

3 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

3.1.1 Khung pháp lý chung

Trong những năm gần đây Việt Nam dành nhiều sự quan tâm thúc đẩy tham gia chủ động vào CMCN 4.0 thông qua hàng loạt chủ trương, chính sách, và kế hoạch hành động. Điển hình là Nghị quyết số 52-NQ/TW ban hành ngày 27/05/2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ

35 Bộ Luật dân sự quy định về quyền được bảo vệ về bí mật đời tư, hình ảnh... của con người nhưng chưa có các

điều khoản liên quan đến xử lý trách nhiệm khi các thông tin cá nhân bị lộ do AI. Điều 8 Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 quy định người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết số 50/NQ-CP hướng mục tiêu tăng cường nhận thức sâu rộng về CMCN 4,0 tới tất cả các bộ ngành, địa phương và các nhóm đối tượng, đồng thời đưa ra lộ trình hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đưa nhiệm vụ phát triển KTS thành một trong những trọng tâm. Theo đó, chính sách nhà nước cần quán triệt đổi mới và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ công nghệ nền tảng tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền KTS. Đồng thời, Nghị quyết 01/NQ-CP cũng giao Bộ TTTT nghiên cứu mô hình KTS và đề xuất những lĩnh vực pháp lý có liên quan đến công nghệ số cần quy định trong thời gian tới.

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện mục tiêu kép là phát triển Chính phủ số, KTS, xã hội số, đồng thời hình thành một số doanh nghiệp công nghệ số đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu. Quyết định 749 nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu số là, coi đó là tài sản, tài nguyên, và là điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số. Vấn đề an toàn và an ninh mạng cũng đóng vai trò thiết yếu như một trụ cột trong chuyển đổi số. Theo đó việc bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu là yêu cầu bắt buộc mà các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số ở mọi cấp độ cả quốc gia và địa phương phải thực thi trong quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, Việt Nam đã có một số chính sách để tạo “cầu” cho KTS. Nổi bật trong số đó là các chính sách phát triển mô hình mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, v.v. Trong bối cảnh doanh nghiệp xuất khẩu bị hủy đơn hàng từ các đối tác do đại dịch COVID-19, việc nghiên cứu cơ chế xử lý tranh chấp qua mạng cũng được thực hiện khẩn trương và thu hút sự quan tâm đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)