Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 51 - 55)

3 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

3.2.1 Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin

Số liệu kinh tế Việt Nam về cơ sở hạ tầng CNTT (chỉ số đầu tư vào đường băng thông rộng, tốc độ internet, tiếp cận máy di động, chi phí kết nối mạng, cơ sở hạ tầng IoT, tiếp cận máy tính và internet của hộ gia đình .v.v.)

45 Trên tổng số 176 quốc gia, đo lường khả năng tiếp cận CNTT&TT, kỹ năng CNTT&TT và ứng dụng CNTT&TT

46 Trên tổng số 193 quốc gia, đo lường các cam kết và tiến bộ trong an ninh mạng trên năm lĩnh vực (pháp lý, kỹ

thuật, tổ chức, xây dựng năng lực và hợp tác)

47 Trên tổng số 86 quốc gia, đo lường tính toàn diện của Internet dựa trên cơ sở hạ tầng, cước dịch vụ, năng lực

(kỹ năng) và sự phù hợp về nội dung cho người dùng

48 Đo lường việc phát triển Chính phủ điện tử dựa trên ba chỉ số: cơ sở hạ tầng viễn thông, vốn nhân lực và các

Bảng 4 so sánh xếp hạng về Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDI)49 của Việt Nam so với một số nền kinh tế Đông Á. Theo xếp hạng gần nhất năm 2017, Việt Nam đứng thứ 108/176. Như vậy, có thể thấy rằng, về mặt điểm số, chỉ số IDI có sự thay đổi và bứt phá (tăng từ 3,41 năm 2010 lên 4,43 năm 2017); tuy nhiên, xét tương quan ở phạm vi toàn cầu, sự bứt này chưa rõ ràng. Việt Nam đã vượt lên nhưng tốc độ thay đổi chưa đủ nhanh để đuổi kịp và vượt qua nhiều nước khác, thậm chí có nguy cơ giảm dần.

Bảng 4: Chỉ số phát triển CNTT và truyền thông ở một số nước

2010 2015 2016 2017 Xếp hạng Điểm số IDI Xếp hạng Điểm số IDI Xếp hạng Điểm số IDI Xếp hạng Điểm số IDI Hàn Quốc 1 8,45 1 8,93 1 8,84 2 8,85 Nhật Bản 8 7,57 11 8,47 10 8,37 10 8,43 Singapore 10 7,47 19 8,08 20 7,95 18 8,05 Malaysia 57 4,63 64 5,9 61 6,22 63 6,38 Thái Lan 89 3,29 74 5,36 82 5,18 78 5,67 Trung Quốc 79 3,58 82 5,05 81 5,19 80 5,60 Việt Nam 86 3,41 102 4,28 105 4,29 108 4,43 Indonesia 97 3,01 115 3,63 115 3,86 111 4,33 Philippines 94 3,04 106 3,97 107 4,28 101 4,67

Nguồn: Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).

Theo 3 nhóm chỉ số thành phần chính trong IDI, nhóm chỉ số về sử dụng CNTT và TT (Sử dụng ICT) của Việt Nam được xếp hạng tương đối tiên tiến hơn hai nhóm chỉ số còn lại. Nhóm này bao gồm những chỉ số liên quan đến tỷ lệ người sử dụng internet, truy nhập internet tốc độ cao, thuê bao băng rộng đang hoạt động, v.v. vốn là nền tảng công nghệ quan trọng hỗ trợ kết nối, công cụ truy nhập thông tin, và coi internet chính là công cụ thúc đẩy sự phát triển và đo lường khoảng cách số giữa các quốc gia (Bảng 5).

49Chỉ số IDI được ITU xây dựng nhằm đánh giá tốc độ phát triển ICT của các quốc gia dựa trên ba nhóm chỉ số

chính, bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu (i) mức độ tiếp cận CNTT-truyền thông, bao gồm các chỉ số phụ như tỷ lệ điện thoại cố định, di động, băng thông Internet, tỷ lệ hộ gia đình có máy tính, hộ gia đình tiếp cận Internet; (ii) mức độ ứng dụng CNTT-truyền thông bao gồm chỉ số tỷ lệ người dùng Internet, thuê bao băng rộng di động hoặc thuê bao Internet không dây; và (iii) kỹ năng sẵn sàng cho ICT, bao gồm tỷ lệ người trưởng thành biết chữ, tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học, và tỷ lệ sinh viên đại học. IDI được sử dụng để đánh giá và so sánh sự phát triển CNTT- truyền thông của các nước trên toàn thế giới, giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá sự phát triển ICT của

Bảng 5: Chỉ số phát triển CNTT&TT của Việt Nam 2013 2015 2016 2017 Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Truy cập ICT 4,48 105 4,43 102 4,29 105 4,43 108 Sử dụng ICT 2,25 93 3,01 91 3,51 92 3,65 102 Kỹ năng ICT 6,5 107 6,54 108 5,25 114 5,31 113 Nguồn: ITU.

Về hạ tầng internet, theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC, tính đến cuối năm 2019, số người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 68,17 triệu người, chiếm khoảng 70,0% dân số cả nước, tăng gấp đôi so với năm 2013 (Bảng 6). Theo thống kê của Ookla - Công ty sở hữu công cụ đo Speedtest trên toàn cầu, mạng internet băng thông rộng tại Việt Nam đạt tốc độ 47,66 Mb/giây vào đầu năm 2020. Mặc dù thấp hơn trung bình của thế giới (74,74 Mb/giây), nhưng thứ hạng của Việt Nam vẫn được duy trì và đứng thứ 59 trên bảng thống kê toàn thế giới.

Bảng 6: Một số chỉ tiêu kết nối internet tại Việt Nam, 2010-2019

Chỉ tiêu 2010 2013 2015 2016 2017 2018 2019 Số người sử dụng internet (nghìn người) 26.784 33.191 49.288 50.231 53.860 64.000 68.170 Số người sử dụng internet/100 dân 30,65 37,00 54,00 54,19 66,30 67,00 70,00

Số thuê bao truy nhập băng

rộng cố định (nghìn thuê bao) 3.669 5.153 7.658 9.098 11.270 12.994 14.802

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Bên cạnh đó, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam – một trong 3 cấu phần quan trọng của tài nguyên internet – cũng có sự tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNIC), tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt 39,86% (khoảng 21 triệu người sử dụng IPv6), đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 8 trên toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của những nền tảng này chính là tiền đề cho việc phát triển của các dịch vụ Internet vạn vật (IoT) tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển, cứ 10% tăng trưởng băng rộng sẽ đem lại 1,38% tăng trưởng GDP. Hạ tầng viễn thông băng rộng cho phép cung cấp các ứng dụng và dịch vụ để thực hiện thành công một số các chương trình như: e-Government, e-Commerce, e-Banking, e- Learning, e-Health/Telemedicine, IoT (Internet of Thing), M2M, v.v. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet của Việt Nam đã tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, loại hình dịch vụ, giá cước thấp và mức độ phổ cập dịch vụ. Ở Đông Nam Á, Việt Nam chỉ kém Singapore và

Malaysia, còn tương đương (thậm chí nhiều mặt còn hơn) Thái Lan và Indonesia về cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ trên nền Internet phát triển.

Mặc dù internet được đưa vào Việt Nam khá muộn (chính thức từ 1997), nhưng lại được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Số liệu mới của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến hết năm 2019, Việt Nam có 126,95 triệu thuê bao điện thoại di động. Trong đó, số thuê bao băng rộng di động (những người sử dụng dịch vụ 3G và 4G) là 65,33 triệu và tiếp tục tăng nhanh. Hiện Việt Nam đang có 15,71 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định, tỷ lệ băng rộng cố định mặt đất tăng nhanh từ 8,4% năm 2015 lên 13,63% năm 2018, còn băng rộng di động mặt đất từ 34,8% trên 100 dân năm 2015 lên 55,39% trên 100 dân năm 2018.

Bảng 7: Thuê bao băng rộng mặt đất, 2015-2018

Đơn vị 2015 2016 2017 2018

Băng rộng cố định mặt đất

Số thuê bao băng rộng cố định

Tr. thuê

bao 7,66 9,10 11,27 12,99

Số thuê bao băng rộng cố định theo công nghệ truy cập

Số thuê bao truy nhập Internet qua hình thức xDSL

Tr.thuê

bao 3,37 1,77 0,82 0,26

Số thuê bao truy nhập Internet qua kênh

thuê riêng 0,27 0,30 0,40 0,11

Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ

thống cáp truyền hình 0,38 0,61 0,66 0,83

Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng

cố định qua FTTH 3,63 6,41 9,39 11,89

Số thuê bao băng rộng cố định theo tốc độ truy nhập

Số thuê bao băng rộng cố định tốc độ từ

256 kbit/s đến dưới 2 Mbit/s 0,15 0,24 0,14 0,12

Số thuê bao băng rộng cố định tốc độ từ 2

Mbit/s đến dưới 10 Mbit/s 4,42 3,31 1,39 0,45

Số thuê bao băng rộng cố định tốc độ từ 10

Mbit/s trở lên 2,94 5,43 8,91 12,53

Số thuê bao băng rộng cố định/100 dân % 8,4 9,8 12,03 13,63

Băng rộng di động mặt đất

Số thuê bao băng rộng di động mặt đất (*)

Triệu

thuê bao 31,95 36,19 44,85 52,82

Số thuê bao băng rộng di động mặt đất/100

dân % 34,8 39,0 47,9 55,39

Nguồn: Bộ TT&TT.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới (2019), về hình thức dịch vụ Internet, truy cập thông qua điện thoại di động đang là dạng truy cập phổ biến nhất. Từ năm 2005 đến nay, số lượng thuê bao điện thoại tăng gấp 14 lần, từ khoảng 9,5 triệu

lên 140,6 triệu thuê bao (tương đương 11,4 thuê bao mỗi 100 dân năm 2005 lên 147,20 thuê bao mỗi 100 dân năm 2018). Mức tăng này cao hơn nhiều lần mức tăng 2005-2018 của số thuê bao điện thoại cố định (1,67 lần) và của số thuê bao băng rộng cố định (61 lần). Số lượng máy chủ Internet an toàn ở Việt Nam tính đến năm 2018 là 169.056, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (477.674), Indonesia (343.412) và Malaysia (180.124).

Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng, hạ tầng Internet tại Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa. Tốc độ truy cập Internet hiện vẫn thấp hơn tốc độ trung bình của thế giới. Ở khu vực APEC, Việt Nam cũng chỉ thuộc nhóm có tốc độ truy cập Internet trung bình (Hình 5). Trong khi đó, chi phí sử dụng Internet của Việt Nam còn khá kém cạnh tranh so với hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC (Hình 6).

Hình 5: Tốc độ truy cập Internet trung bình ở APEC, 2017

Hình 6: Chi phí truy cập Internet, 2017

Nguồn: PECC (2018).

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)