Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 76 - 77)

4 Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế nhằm phát triển kinh tế số ở Việt

4.1.2 Bối cảnh trong nước

Ở trong nước, bên cạnh những định hướng về cải cách thể chế kinh tế thị trường và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ có thể sẽ tập trung vào một số yêu cầu liên quan tới phát triển KTS. Thứ nhất, Chính phủ sẽ tạo dựng thêm không gian kinh tế cho khu vực tư nhân. Rà soát, bãi bỏ các đối xử chính sách mang tính phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và DNNN. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách “mở” nhất để tiếp cận, phát huy các mô hình, hoạt động kinh tế mới ở Việt Nam (CMCN 4.0, KTS, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, mô hình sản xuất “lưỡng dụng”, kinh tế ban đêm, v.v.).

Thứ hai, Chính phủ sẽ tổ chức tham gia hợp tác với các đối tác nước ngoài

chuyển giao công nghệ) ở cấp độ phù hợp, qua đó cải thiện vị thế và tranh thủ tối đa nguồn lực cho phát triển đất nước.

Thứ ba, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là

trong điều kiện Việt Nam đã tham gia các FTA thế hệ mới. Gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các cam kết quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; thúc đẩy kết nối hiệu quả hơn giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)