Khung pháp lý phát triển TMĐT

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 39 - 40)

3 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

3.1.3 Khung pháp lý phát triển TMĐT

Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử được coi là văn bản pháp lý trụ cột trong hệ thống pháp luật về TMĐT của Việt Nam. Nghị định 52 đánh dấu bước ngoặt đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước đối với hình thức kinh doanh hiện đại trên môi trường điện tử. Nghị định 52 đã góp phần tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động TMĐT, đảm bảo chia sẻ lợi ích cho các bên tham gia, thúc đẩy TMĐT phát triển, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc và theo đó là sự phát triển nhanh của TMĐT diễn ra dưới nhiều hình thức cùng với yếu tố nước ngoài, và các vi phạm cũng diễn ra tinh vi hơn. Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52, trong đó có đề xuất bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa thông tin trên các website; bổ sung nội dung về quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT; và quy định cụ thể về hoạt động TMĐT trên mạng xã hội và trách nhiệm tương ứng của đơn vị quản lý mạng xã hội.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019. Điểm nhấn quan trọng của Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm các vấn đề tạo hành lang pháp lý mạnh hơn nhằm quản lý tốt các hoạt động TMĐT, chống thất thu thuế, hướng tới xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Luật Quản lý thuế năm 2019 cũng bổ sung các quy định liên quan đến quản lý thuế đối với TMĐT theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế trực tuyến, đảm bảo đáp ứng tốt các dịch vụ công trực tuyến của ngành thuế.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)