Nhóm chỉ số về việc làm và tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 62 - 64)

3 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

3.2.4 Nhóm chỉ số về việc làm và tăng trưởng

Nhân lực CNTT

Ở Việt Nam, với lực lượng 149 trường đại học, 412 trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề 2018 có đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin, năm 2018 nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam đạt 973.692 người trong đó lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm 73,7%, còn lại là các lĩnh vực phần mềm (13,1%), nội dung số (5,3%) và dịch vụ CNTT (7,8%). Mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 40.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Với ước tính Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu lao động trong ngành CNTT vào năm 2020, thực tế cung ứng nguồn nhân lực CNTT từ các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cho thấy sự thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT đang là vấn đề cần được giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ giáo trình và bộ kỹ năng đào tạo CNTT nào dựa trên các tiêu chí quốc tế. Một khảo sát gần đây của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho thấy 70% sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực CNTT cần được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Đa số các sinh viên CNTT cũng không nắm bắt được lĩnh vực công việc của mình; 72% sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế trong khi 42% sinh viên thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm. Trong số các sinh viên mới ra trường, chỉ khoảng 15% sinh viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; 80% sinh viên mới tốt nghiệp trong lĩnh vực lập trình máy tính cần phải đào tạo lại.

Thu nhập bình quân lao động CNTT năm 2018 cũng có bước tăng trưởng đáng kể, theo đó lĩnh vực phần cứng, điện tử có mức thu nhập tăng trên 21,1%, phần mềm và nội dung số cũng có mức tăng trưởng tương ứng là 13,3% và 14,2% so với năm 2017.

Hình 13: Nhân lực làm việc trong lĩnh vực viễn thông

Nguồn: Bộ TT&TT (2020).

Chỉ số về giáo dục

Trên cơ sở dữ liệu của UNESCO, dữ liệu gần nhất về chi cho giáo dục (% GDP) của Việt Nam hiện chỉ có đến năm 2013 với tỉ lệ 5,7% và được sử dụng để đánh giá, xếp hạng trong GII các năm gần đây. Chỉ số Điểm PISA về đọc, toán và khoa học là chỉ số mạnh của Việt Nam trong GII. Mặc dù Việt Nam đã tham gia đánh giá PISA hai lần vào năm 2012 và 2015 nhưng GII 2017 mới sử dụng kết quả đánh giá năm 2015 của Việt Nam. Do PISA được thực hiện 3 năm/lần, nên lần đánh giá năm 2018 sẽ có kết quả vào cuối năm 2019 và được sử dụng trong GII 2020.

Chỉ số giáo dục đại học là một cấu phần của GII. Theo đó, giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó, đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của hệ thống ĐMST quốc gia, hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động ĐMST. Các chỉ số về giáo dục đại học là chỉ số quan trọng để đánh giá hệ thống ĐMST của các quốc gia, nền kinh tế (cung cấp nhân lực cho hệ thống ĐMST).

Từ năm 2014, nhóm chỉ số Giáo dục đại học có 3 chỉ số thành phần bao gồm tỷ lệ tuyển sinh đại học; tỷ lệ sinh viên nước ngoài học tập trong nước; và tỷ lệ tuyển sinh đại học. Việc thu thập dữ liệu để đánh giá nhóm chỉ số này trong GII còn khá hạn chế. Chẳng hạn, tỉ lệ tuyển sinh đại học được sử dụng trong GII 2018 là dữ liệu năm 2016, với tỉ lệ 28.3%. Tỉ lệ này thấp hơn so với năm 2015 (28.8%) được sử dụng trong GII 2017 tuy nhiên thứ hạng trong GII 2018 lại tốt hơn có thể do chỉ số này của các nước khác còn giảm nhiều hơn so với Việt Nam.

Một chỉ số khác về Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kĩ thuật54 (trên tổng sinh viên tốt nghiệp tất cả các ngành) chưa có sự cập nhật trong ba năm gần đây. Trong GII 2019, tỷ lệ sinh viên ngành khoa học và kĩ thuật của Việt Nam là 22,7% - dữ liệu năm 2016.

Lao động có kiến thức

Lao động có kiến thức bao gồm 5 chỉ số thành phần: (i) Việc làm trong các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức (so với % tổng việc làm); (ii) Doanh nghiệp có hoạt động đào tạo chính thức (so với % doanh nghiệp nói chung); (iii) Chi R&D do doanh nghiệp thực hiện (% GDP); (iv) Chi R&D do doanh nghiệp trang trải (% tổng chi cho R&D) và (v) Lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (% tổng lao động). Nhóm chỉ số này hiện nay không có sự thay đổi tích cực và ổn định. Đáng lưu ý, chỉ số Việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức 1 (% tổng việc làm) có thứ hạng thấp nhất (hạng 117) và chưa có dấu hiệu cải thiện. Duy nhất hai chỉ số về chi R&D của doanh nghiệp đang có xu hướng cải thiện tích cực, đặc biệt là chỉ số Chi R&D do doanh nghiệp trạng trải (% tổng chi cho R&D), tăng hạng từ 64 năm 2012 lên xếp hạng 13 năm 2018 và hạng 8 năm 2019. Trong ASEAN, chỉ số này năm 2019 của Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan (hạng 4).

Bảng 13: Tỉ lệ chi R&D do doanh nghiệp trang trải (% tổng chi cho R&D) theo GII 2018 và 2020 của Việt Nam và một số nước ASEAN

Quốc gia

Tỉ lệ chi R&D do doanh nghiệp trang trải (% tổng chi cho R&D)

GII 2018 GII 2020 Singapore 54,1 52,2 Malaysia 49,6 56,9 Thái Lan 66,2 80,8 Việt Nam 58,1 64,1 Nguồn: GII.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-kinh-te-so-ban-sach (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)