4 Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế nhằm phát triển kinh tế số ở Việt
4.2.3 Các quy định về thuế với nền tảng số
Những năm gần đây, loại hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ nói chung và kinh doanh qua mạng nói riêng ngày càng sôi động. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc quản lý các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số ở Việt Nam chưa được chặt chẽ, còn có nhiều kẽ hở, dẫn đến tình trạng thất thu thuế rất lớn. Hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ đã phá vỡ các nguyên tắc đánh thuế trước đây và làm nảy sinh rất nhiều vấn đề.
Ngay cả các quốc gia phát triển như các nước châu Âu, các quốc gia thuộc OECD cũng đang phải hoàn thiện các khung pháp lý, các quy định để quản lý và thu thuế trên nền tảng công nghệ (bao gồm cả kinh doanh và đầu tư). Theo báo cáo của OECD (2013), các công ty đa quốc gia thường sử dụng một số kỹ thuật để “né tránh’ việc nộp thuế, trong đó phải kể đến là việc TMĐT hoá hoạt động kinh doanh, tránh hình thành cơ sở thường trú tại quốc gia nước ngoài (Nguyễn Thị Lâm Anh và cộng sự, 2020). Để giải quyết vấn đề những thách thức nêu, tháng 11/2015, các nước OECD/G20 đã hợp tác và thông qua gói giải pháp tổng thể gồm 15 hành động nhằm ngăn chặn các hành vi gây xói mòn cơ sở thuế và
chuyển dịch lợi nhuận (BEPS), trong đó gói hành động đầu tiên OECD/G20 khuyến nghị thực hiện là “Giải quyết thách thức về thuế trong nền KTS”75. Nhiều nước cũng đang phải xây dựng lại khung pháp lý, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định về đối tượng thu thuế từ kinh doanh, đầu tư trên nền tảng công nghệ, nhất là khái niệm về “thường trú” theo khái niệm “không gian” mạng, v.v.
Ở Việt Nam, nhằm quản lý thuế hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động này theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online. Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định cụ thể nguyên tắc khai thuế, tính thuế đối với hoạt động TMĐT76. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu mới về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, Việt Nam cần xem xét:
Thứ nhất, mặc dù pháp luật về quản lý thuế đã dần được hoàn thiện, tuy
nhiên, vấn đề về ý thức và dân trí của một bộ phận người dân chưa cao nên tính tự giác trong việc đăng ký kinh doanh TMĐT cũng như kê khai, nộp thuế cũng chưa cao. Vì vậy, bên cạnh xây dựng cơ sở thuế minh bạch, thì cần đẩy mạnh tuyên truyền gắn với các chế tài phạt nghiêm minh.
Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ công tác quản lý thuế trong
hoạt động TMĐT còn hạn chế. Các chủ thể, đối tượng kinh doanh, đầu tư dựa trên nền tảng công nghệ, các nền tảng giao dịch, các App giao dịch, ứng dụng, v.v. về mặt công nghệ Việt Nam có thể dần kiểm soát được, nhưng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần được trang bị hệ thống máy tính tốt, vận hành tốc độ cao. Đặc biệt, ngành thuế cần sớm ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin như: AI, dữ liệu lớn; v.v. đồng thời, xây dựng các hệ thống kết nối liên ngành giữa thuế, hải quan, ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, từ đó có được cơ sở dữ liệu chung của những người tham gia giao dịch TMĐT, giúp xây dựng hệ thống phân tích, dự báo cho cơ quan thuế. Bản thân các ứng dụng của ngành thuế về cấp mã số thuế và kê khai, nộp thuế qua mạng cần được
75 Trong đó đưa ra 10 đề xuất cải cách thuế sau: (1) Đề xuất giá trị người dùng; (2) Đề xuất giá trị thị trường vô
hình; (3) Khái niệm “hiện diện kinh tế quan trọng”; (4) Mở rộng phạm vi áp dụng của các khoản khấu trừ thuế và quyền đánh thuế tại nguồn phát sinh thu nhập; (5) Công thức phân bổ lợi nhuận thặng dư; (6) Công thức phân bổ lợi nhuận toàn cầu; (7) Thuế đánh trên dòng tiền tại quốc gia điểm đến; (8) Nguyên tắc đánh thuế dựa trên tổng thu nhập; (9) Nguyên tắc đánh thuế trên tổng thu nhập dựa trên quy tắc lợi nhuận chuyển hưởng; (10) Đánh thuế trên các khoản thanh toán gây xói mòn cơ sở thuế. Các biện pháp G20/OECD này bao gồm một số biện pháp đơn giản nhưng cũng có những biện pháp rất phức tạp. Dựa trên bộ giải pháp đề xuất của G20/OECD, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện đang tập trung áp dụng đề xuất (3), (9) và (10). Biện pháp số (10) là biện pháp đang được sử dụng rộng rãi bởi các quốc gia trên thế giới để hạn chế các hành vi BEPS, bao gồm cả Việt Nam (Nguyễn Thị Lâm Anh và cộng sự, 2020)
76 Đặc biệt, tại khoản 4, điều 42 có đề cập “kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ
khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.
xây dựng một cách đơn giản, dễ sử dụng và thực hiện được trên nhiều môi trường khác nhau, cả trên máy tính và các thiết bị di động (Tạp chí thuế online, 2019).
Thứ ba, tăng cường năng lực của đội ngũ nhân lực liên quan tới quản lý
thuế trong hoạt động TMĐT để theo kịp sự vận động nhanh chóng của công nghệ số. Đặc biệt, đội ngũ nhân lực là nhân viên thuế cần phải am tường các kiến thức về quản trị, kinh tế, tài chính và cả kiến thức về công nghệ.
Thứ tư, trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT phù hợp với điều kiện đặc thù trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các quốc gia như OECD/G20.