Điều kiện hiệu lực

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 27 - 35)

7. Bố cục của Luận văn

1.1.3. Điều kiện hiệu lực

1.1.3.1. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp

Chủ thể nước ngoài: dựa vào luật pháp của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch hoặc đặt trụ sở chính để xác định tính hợp pháp của chủ thể

Chủ thể Việt Nam: dựa vào luật pháp Việt Nam để xác định

Khi chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp nhân, thì cần lưu ý rằng người có thẩm quyền ký kết phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.

1.1.3.2. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp

Tại Việt Nam: theo quy định của Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương thì mới là hợp pháp.

Ngoài ra, Công ước Viên 1980 và Luật của đa số các nước tư bản chủ nghĩa chấp nhận mọi hình thức giao kết của hợp đồng bao gồm hình thức văn bản và các hình thức phi văn bản khác.

1.1.3.3. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

Hợp đồng phải có đầy đủ các điều khoản chủ yếu. Đồng thời, tất cả các điều khoản đưa vào hợp đồng đều phải hợp pháp.

1.1.3.4. Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu.

1.1.3.5. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện

Các bên khi tham gia ký kết hợp đồng cần tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc tự nguyện. Theo đó, các bên cần trung thực, không lừa dối, không nhầm lẫn, không cưỡng ép.

1.1.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Khi các bên đã thống nhất về mặt ý chí và hành vi muốn giao kết hợp đồng với nhau, cần chấp hành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc: chấp hành hiện thực; chấp hành đúng, đầy đủ mọi cam kết; chấp hành trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau.

Tuy nhiên, cũng xảy ra các trường hợp tranh chấp phát sinh do các bên không tuân thủ các nguyên tắc thực hiện, từ đó phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trách nhiệm là quan hệ xã hội – pháp luật đặc biệt giữa các chủ thể trong xã hội, Nhà nước về phạm vi đạo đức, pháp lý, các mối quan hệ đã cam kết gắn với hậu quả mà bên vi phạm phải gánh chịu do vi phạm các mối quan hệ đã xác lập.

1.1.4.1. Căn cứ cấu thành trách nhiệm Có hành vi vi phạm hợp đồng của thụ trái

Hành vi vi phạm hợp đồng của thụ trái chính là hành vi của chủ thể hợp đồng vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã ký kết, con gọi là lỗi của bên vi phạm. Hành vi vi phạm này xảy ra khi hợp đồng chưa bị vô hiệu hóa, tạo nên trường hợp gọi là có lỗi vi phạm. Ví dụ như một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giao hàng sai chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.

Có thiệt hại về tài sản của trái chủ

Khi xuất hiện thiệt hại về tài sản của trái chủ tức là đã xảy ra những tổn thất về tài sản trong hợp đồng (như tiền hoặc hàng hóa), bao gồm:

Thiệt hại thực tế, tức là những thiệt hại cân đo đong đếm được bằng các phương pháp kiểm tra, giám định mà được ghi nhận bằng các văn bản lập kịp thời và có đầy

đủ chứng cứ pháp lý. Ví dụ như khi nhận hàng các sản phẩm gốm sứ bị vỡ do chèn lót không đúng cách,…

Thiệt hại về chi phí, là những loại chi phí phát sinh thêm do thiệt hại. Các thiệt hại này phải được chứng minh bằng các chứng cứ và các chứng từ thanh toán. Ví dụ như trong trường hợp sản phẩm gốm sứ bị vỡ do đóng gói không đúng quy cách, phải tốn chi phí kiểm tra tách riêng các sản phẩm bị vỡ với phần còn lại và dọn dẹp, vệ sinh,…

Thiệt hại về những khoản thu nhập bị đánh mất, tức là các khoản tiền lời bị thiệt hại do bên nhận hàng không thể dùng ngay hàng hóa mà mình nhận được. Ví dụ như gốm sứ bị vỡ nên không đủ số lượng giao cho khách hàng của bên mua nên gây tổn thất về lợi nhuận. Đây là khoản thiệt hại rất khó để xác định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bên chịu thiệt hại phải đưa ra được các căn cứ xác đáng để xác định khoản thiệt hại này.

Thiệt hại về uy tín, thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng sản phẩm,… Các thiệt hại này phải được minh chứng đầy đủ bằng số liệu.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của thụ trái với thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu

Khi hành vi vi phạm hợp đồng của một bên trở thành nguyên nhân cho thiệt hại thực tế xảy ra cho bên còn lại thì tạo thành căn cứ cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Việc chứng minh được mối quan hệ này cần phải tổ chức giám định, kiểm tra để làm rõ.

Có lỗi của thụ trái

Lỗi có thể được gây ra do vô ý hoặc cố ý.

1.1.4.2. Căn cứ miễn trách của thụ trái

Trong một số trường hợp thì thụ trái tức là bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, cụ thể:

Vi phạm xảy ra do xuất phát từ lỗi của trái chủ. Ví dụ như trong trường hợp đã đến ngày giao hàng và các bên thỏa thuận bên nhận hàng sẽ thông báo địa điểm nhận

hàng là địa chỉ nhà kho cho bên giao nhưng đến thời gian quy định vẫn chưa cung cấp thông tin dẫn đến bên giao hàng phải trì hoãn và làm chậm trễ quá trình giao hàng. Từ đó phát sinh vi phạm giao hàng không đúng hạn của bên bán. Tuy nhiên, đây là trường hợp bên bán sẽ được miễn trách do lỗi của bên mua.

Vi phạm xảy ra do lỗi của người thứ ba mà người thứ ba được miễn trách: đây là lỗi của người thứ ba ngoài người bán và người mua nhưng liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Khi lỗi xuất phát từ người thứ ba nhưng người này có căn cứ miễn trách thì thụ trái được miễn trách.

Vi phạm xảy ra do gặp trường hợp bất ngờ: là các trường hợp xảy ra mà tất cả các bên đều không tiên liệu được trước khi giao kết với nhau. Khi các trường hợp này xảy ra các bên được miễn trách.

Vi phạm do gặp bất khả kháng:

Tại Khoản 1 Điều 156 Luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Theo Điều 79 Công ước Viên 1980 quy định về sự kiện bất khả kháng: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”

Như vậy để một sự kiện được xác định là bất khả kháng thì đó phải là một sự kiện xảy ra trước tiên có yếu tố khách quan. Tức là không xuất phát từ ý chí của các bên. Hay nói cách khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên. Thứ hai, sự kiện đó là sự kiện không thể lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng, tức là các bên bằng ý chí của mình không thể tính toán được hoặc tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó. Sự miễn trách được công nhận hiệu lực chỉ trong thời kỳ tồn tại của trở ngại đó (Khoản 3 Điều 79 CISG 1980). Hơn nữa,

bên gặp trở ngại có nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia về trở ngại mà mình đang gặp phải và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Đặc biệt, nếu thông báo không đến được với bên kia trong khoản thời gian hợp lý và gây ra các thiệt hại cho bên kia thì bên gặp trở ngại phải chịu trách nhiệm. (Khoản 4 Điều 79 CISG 1980)

Điều 351 Luật Dân sự Việt Nam 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, theo cả Luật Dân sự Việt Nam 2015 và Công ước Viên 1980 thì nếu gặp phải sự kiện thỏa điều kiện là bất khả kháng thì các bên sẽ được miễn trách.

1.1.4.3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra, đã tính toán và xem xét đến các trường hợp miễn trách, thì bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện các chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, gồm có:

Chế tài phạt

Tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.” Như vậy, để áp dụng chế tài phạt thì không phụ thuộc vào việc có thiệt hại thực tế xảy ra hay không, mà chỉ cần có quy định trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu phạt. Hiện nay, có thể phân loại thành phạt bội ước và phạt vi ước.

Chế tài bồi thường thiệt hại

Tại Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”Như vậy, khác với chế tài phạt, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng khi có tổn thất xảy ra. Chỉ cần có đầy đủ căn cứ cấu thành trách nhiệm thì bên chịu thiệt hại có thể yêu cầu bên kia bồi thường tổn thất cho mình. Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 cũng đưa ra hướng dẫn bồi thường: “Giá trị bồi

thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Chế tài thực hiện thực sự hay chế tài buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng

Tại Khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.” Như vậy, đây là một chế tài mà bên bị vi phạm sẽ yêu cầu bằng mọi giá bên kia phải thực hiện hợp đồng cho mình.

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Điều 38 Luật Thương mại 2005 có quy định về chế tài tạm ngưng thực hiện hợp đồng. Theo đó, “Tạm ngưng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

Lưu ý rằng hợp đồng bị tạm ngưng nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực. Sau khi tạm ngưng thực hiện hợp đồng, Điều 309 Luật Thương mại 2005 có đề cập đến hậu quả pháp lý của việc tạm ngưng này:

“1. Khi hợp đồng bị tạm ngưng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.”

Như vậy chế tài tạm ngưng này có thể sử dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại.

Điều 310 Luật Thương mại có đề cập đến điều kiện để áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng, đó là nếu các bên vi phạm các nội dung đã thỏa thuận trên hợp đồng là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo đó, Điều 311 Luật này cũng trình bày hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng:

“1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.”

Như vậy, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là chế tài sẽ chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng. Cũng tương tự chế tài tạm ngưng, bên bị vi phạm có thể áp dụng song song chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài đình chỉ này.

1.2. Khái quát về điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là điều khoản tại đó quy định tất cả các vấn đề về thanh toán của hợp đồng. Theo đó, điều khoản thanh toán cần quy định đầy đủ các nội dung: phương thức, thời hạn, loại tiền, giá trị, các bên liên quan, bộ chứng từ thanh toán.

Thanh toán chính là hoạt động chuyển giao tài chính từ chủ thể này sang chủ thể khác. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên mua sẽ là bên có nghĩa vụ thanh toán và bên bán là bên có nghĩa vụ nhận thanh toán. Ngoài ra, trong thanh toán quốc tế, có thể có hoặc không sự xuất hiện của bên thứ ba làm trung gian cho quá trình thanh toán đó chính là các ngân hàng.

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có những đặc điểm giống và khác với các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Do yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều

khoản thanh toán trong loại hợp đồng này sẽ mang những đặc điểm quan trọng của thương mại quốc tế, cụ thể:

Về phương thức thanh toán: vì các chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau, tức là vấn đề thanh toán sẽ diễn ra xuyên biên giới, do vậy các phương thức thanh toán dùng trong thương mại quốc tế cũng có những đặc trưng riêng. Các phương thức này sẽ được trình cụ thể trong mục 1.2.3 Lựa chọn phương thức thanh toán.

Về thời hạn thanh toán: là một phương diện quan trọng trong vấn đề thanh toán quốc tế vì bản chất rủi ro của hoạt động thương mại quốc tế. Thời hạn thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của các chủ thể, độ tin cậy và an toàn của giao dịch. Vì hàng hóa cần thời gian và quãng đường di chuyển khá xa để đến được với người nhận, các chủ thể lại sinh sống làm việc trên các vùng lãnh thổ khác nhau, rủi ro trong thanh toán là rất lớn. Các bên có thể lựa chọn trả trước, trả ngay hoặc trả sau khoản thanh toán của hợp đồng. Đặc điểm của từng thời hạn thanh toán như thế nào, lựa chọn để áp dụng ra sao sẽ được trình bày cụ thể trong mục 1.2.2 Lựa chọn thời hạn thanh toán.

Về loại tiền: một đặc điểm quan trọng của thanh toán quốc tế đó chính là đồng tiền sử dụng sẽ là ngoại tệ với một trong các bên. Tức là các bên sẽ lựa chọn thanh

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)