Lựa chọn phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 39 - 46)

7. Bố cục của Luận văn

1.2.3. Lựa chọn phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán là một nội dung quan trọng trong điều khoản thanh toán. Thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác biệt so với các hợp đồng trong nước do các nguyên nhân: các bên trong hợp đồng ở các nước khác nhau

gây khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt tình hình của nhau; các bên có văn hóa, tập quán, tục lệ khác nhau trong thương mại và giải quyết tranh chấp; buôn bán quốc tế xảy ra nhiều rủi ro hơn so với buôn bán nội địa do khoảng cách địa lý và ngôn ngữ. Hơn thế nữa, ý chí và nguyện vọng của các bên cũng có nhiều điểm khác biệt. Ví dụ như đối với người bán, mục tiêu khi lựa chọn phương thức thanh toán chính là: thu được tiền hàng một cách an toàn và chắc chắn nhất; đảm bảo số tiền đó không bị sụt giá, giảm giá trong trường hợp đồng tiền bị phá giá, sụt giá; củng cố, mở rộng quan hệ mua bán; rút ngắn thời gian thu tiền về. Trong khi đó, người mua lại có những mục tiêu khác: đảm bảo mua được hàng đúng chất lượng, số lượng, thời hạn; củng cố, phát triển được quan hệ mua bán; trong các điều kiện giống nhau, kéo dài thời hạn thanh toán càng lâu càng tốt. Chính vì xuất phát từ các mục tiêu có nhiều điểm khác biệt như vậy nên việc các bên thống nhất lựa chọn được phương thức thanh toán nào có lợi cho tất cả là một thách thức.

Phương thức thanh toán hiện nay được phân loại dựa vào chứng từ đi kèm và vai trò của ngân hàng. Căn cứ chứng từ đi kèm có nhóm phương thức thanh toán không kèm chứng từ gồm: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, bảo lãnh theo yêu cầu và nhóm phương thức kèm chứng từ gồm: nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ, ủy thác mua. Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong thực hiện thanh toán, có thể chia thành hai nhóm: thanh toán trực tiếp và thanh toán gián tiếp. Trong đó, thanh toán trực tiếp gồm: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu. Thanh toán gián tiếp gồm: bảo lãnh theo yêu cầu, tín dụng thư dự phòng, tín dụng chứng từ, thư ủy thác mua.

Thứ nhất, “phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.” (Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, 2011) Trong phương thức chuyển tiền có sự tham gia của bốn thành phần: người yêu cầu chuyển tiền, người hưởng lợi, ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng trung gian (hay còn gọi là ngân hàng trả tiền). Sau khi người hưởng lợi thực hiện các nghĩa vụ của mình đúng theo hợp đồng đã quy định, người yêu cầu ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản

ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền, sau đó, phát lệnh thanh toán cho ngân hàng người hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng trung gian). Ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng người hưởng lợi báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. Ngân hàng người hưởng lợi báo có tài khoản người hưởng lợi. Hai hình thức chuyển tiền được sử dụng hiện nay là chuyển tiền bằng thư (M/T: Mail transfer remittance) và chuyển tiền bằng điện (T/T: Telegraphic transfer Remittance). Các bên có thể sử dụng chuyển tiền trước khi giao hàng, sau khi giao hàng hoặc kết hợp quy định thời điểm chuyển hỗn hợp. Tuy nhiên, phương thức chuyển tiền mang nhiều rủi ro cho người bán nên được áp dụng trong các giao dịch phi thương mại. Trong trường hợp sử dụng phương thức chuyển tiền, cần áp dụng một số biện pháp ngưag rủi ro cho người mua. Phương thức chuyển tiền có thể được dùng độc lập hoặc là một bộ phận của các phương thức thanh toán khác.

Thứ hai, “phương thức thanh toán ghi sổ là một phương thức trong đó quy định rằng, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng cơ sở, người ghi sổ sẽ mở một cuốn sổ cái để ghi nợ người bị ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa năm) người bị ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho người ghi sổ” (Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, 2011). Trong phương thức thanh toán ghi sổ, không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng mở tài khoản và ghi sổ cho người ghi sổ. Chỉ mở sổ đơn biên với hai thành phần tham gia là người ghi sổ và người bị ghi sổ, sổ do người bị ghi sổ theo dõi sẽ không có giá trị thanh toán. Giá của hàng hóa khi được thanh toán bằng phương thức ghi sổ thông thường cao hơn giá của hàng hóa đó khi trả ngay. Bời vì thực chất phương thức thanh toán ghi sổ là một phương thức tài trợ nhập khẩu, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi cấp tín dụng cho người bị ghi sổ theo phương thức này, các bên sẽ quy định lãi suất tín dụng và thời gian cấp tín dụng chính bằng thời gian định kỳ thanh toán. Để phòng ngừa rủi ro, thông thường người ghi sổ sẽ áp dụng một số biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc hoặc bảo lãnh. Phương thức thanh toán ghi sổ chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp thực sự tin cậy lẫn nhau. Hiện nay, ghi sổ được sử dụng nhiều trong các phương thức hàng đổi hàng, gia công, gửi bán, đại lý kinh tiêu nhiều lần,

thường xuyên trong một thời kỳ nhất định như sáu tháng, một năm. Ngoài ra, hiện nay trong các thanh toán phi thương mại, ghi sổ cũng được sử dụng rất nhiều.

Thứ ba, nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó người bán sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho người mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hoặc thực hiện các điều kiện và điều khoản khác. Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức nhờ thu là Quy tắc thống nhất về nhờ thu (The Uniform Rules for Collection – URC). URC bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành là một tập quán quốc tế, nên không ràng buộc các bên phải thi hành. Nếu muốn áp dụng URC 522 các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng cơ sở và Chỉ thị nhờ thu. Trong phương thức thanh toán nhờ thu có năm bên tham gia, bao gồm: người ủy thác thu/người nhờ thu, ngân hàng chuyển nhờ thu/ngân hàng chuyển chứng từ, ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuất trình và người trả tiền/thụ trái. Người nhờ thu là bên giao Chỉ thị nhờ thu cho một Ngân hàng. Chỉ thị nhờ thu phải gồm đầy đủ các nội dung sau: ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu, người ủy thác thu, người trả tiền, ngân hàng xuất trình, số tiền và loại tiền tệ, danh mục chứng từ và số lượng mỗi loại, các điều kiện nhờ thu. Hiện nay, phân loại phương thức thanh toán nhờ thu gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Theo URC 522, “nhờ thu trơn có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại hoặc nhờ ngân hàng thu tiền từ người trả tiền không kèm theo điều kiện trao chứng từ thương mại”. Trong đó, chứng từ tài chính có thể là: hối phiếu, kì phiếu, séc hoặc các phương tiện tương tự khác được sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền. Chứng từ thương mại có thể là hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải hoặc các chứng từ tương tự khác, hoặc bất kì chứng từ nào khác mà không phải là chứng từ tài chính. Việc áp dụng phương thức nhờ thu trơn phụ thuộc sự tin tưởng lẫn nhau của các bên, vì ngân hàng chỉ là trung gian thu hộ tiền cho bên ủy thác tức là người hưởng lợi nên phát sinh nhiều rủi ro. Thông thường, nhờ thu trơn ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Mặt khác, nhờ thu kèm chứng từ có nghĩa là nhờ thu chứng từ tài chính có kèm theo chứng từ thương mại hoặc nhờ thu chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. Theo đó, người có các khoản tiền phải thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ

thanh toán với điều kiện là sẽ giao chứng từ thương mại nếu người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định, trong trường hợp ngược lại, thì không giao chứng từ thương mại. Hiện nay, phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một trong những phương thức được áp dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Nhờ thu kèm chứng từ có các điều kiện như: thanh toán trao chứng từ (điều kiện D/P at sight – Documents against payment), thanh toán sau x ngày sau khi trao chứng từ (điều kiện D/P at x days after sight), chấp nhận thanh toán trao chứng từ (điều kiện D/A – Documents against Acceptantce), chấp nhận các điều kiện khác để được trao chứng từ (điều kiện D/OTC hay D/OT, D/TC – Documents on other Terms and Conditions).

Thứ tư, “phương thức bảo lãnh, dù được đặt tên hoặc mô tả như thế nào, là bất cứ một sự cam kết nào của Trung gian tài chính, của pháp nhân hay thể nhân bằng văn bản là sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình một chứng từ yêu cầu thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong cam kết đó” (Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, 2011). Tham gia một bảo lãnh gồm các bên: người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Trong đó, người bảo lãnh là người sẽ phát hành thư bảo lãnh (Letter of Guarantee) cam kết bồi thường cho người hưởng lợi nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ quy định trên thư bảo lãnh. Người bảo lãnh hiện này thông thường là ngân hàng thương mại (phổ biến nhất trong việc phát hành thư bảo lãnh thanh toán); các tổ chức trung gian tài chính như công ty bảo hiểm, công ty tài chính,…; các pháp nhân khác như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính,… Người được bảo lãnh là người yêu cầu phát hành thư bảo lãnh về việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của mình. Người thụ hưởng bảo lãnh hay còn gọi là người nhận bảo lãnh là bên có quyền lợi cần được đảm bảo. Việc áp dụng phương thức thanh toán bảo lãnh cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ năm, những phương thức ngày càng được sử dụng phổ biến hiện nay đó là nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ. Phương thức thứ nhất là nhờ thu kèm chứng từ. Thứ hai là phương thức tín dụng chứng từ. “Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành tín dụng thư)

theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu đòi nợ do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này thực hiện việc xuất trình phù hợp” (Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, 2011). Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên tham gia gồm có: người yêu cầu phát thư tín dụng (là người mua, bên nhập khẩu, hoặc có thể ủy quyền cho người khác); ngân hàng phát hành thư tín dụng (là ngân hàng của người nhập khẩu, bên cấp tín dụng cho người nhập khẩu); ngân hàng yêu cầu (là chi nhánh của ngân hàng phát hành); người hưởng lợi thư tín dụng (là người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định); ngân hàng thông báo thư tín dụng (là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi). Theo đó, đầu tiên, người mua tiến hành gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hàng ký quỹ. Sau đó ngân hàng phát hành phát hành thư tín dụng qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi. Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo và chuyển bản gốc thư tín dụng cho người hưởng lợi. Người bán giao hàng cho người mua. Người bán chú ý các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện bộ chứng từ theo đúng quy định trong tín dụng thư. Người hưởng lợi sau đó xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng phát hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của bộ chứng từ sau đó thông báo kết quả cho người yêu cầu phát thư tín dụng. Người yêu cầu sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối thanh toán. Sau khi nhận được ý kiến của người yêu cầu, ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. Thanh toán có thể thành công hay không phụ thuộc vào việc xuất trình hợp lệ của bên bán bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành thư tín dụng. Xuất trình hợp lệ là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các Quy tắc này và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thư tín dụng thương mại là một khái niệm quan trọng. “Thư tín dụng thương mại (Letter of Credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, với các điều khoản có thể áp dụng của UCP 600 và các tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế 681 ICC” (Đinh Xuân Trình

và Đặng Thị Nhàn, 2011). Như vậy, cơ sở để hình thành nên L/C chính là hợp đồng cơ sở nhưng lưu ý rằng sau khi được phát hành nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Đây là tính chất quan trọng của L/C và được quy định rất chặt chẽ trong UCP 600 2007 ICC. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ. L/C yêu cầu các bên tuân thủ chặt chẽ về bộ chứng từ thanh toán. L/C có thể vừa là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro nhưng cũng có thể là công cụ từ chối thanh toán, lừa đảo. Trong một L/C thông thường bao gồm các nội dung: số hiệu L/C; địa điểm phát hành L/C; ngày phát hành và ngày hết hạn hiệu lực của L/C; tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C; số tiền của thư tín dụng; thời hạn hiệu lực của L/C; thời hạn trả tiền; thời hạn giao hàng; những nội dung về hàng hóa; những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa; những chứng từ phải xuất trình; sự cam kết trả tiền của Ngân hàng phát hành L/C; những điều khoản đặc biệt khác; chữ ký của ngân hàng phát hành L/C. Vì tính chất độc lập với hợp đồng cơ sở sau khi được phát hành, nội dung của L/C cần phải được hết sức lưu ý. Các bên cần kiểm tra kỹ thông tin được thể hiện trên L/C và tuyệt đối tuân thủ để tránh trường hợp bị từ chối trả tiền. Hiện này, có rất nhiều loại L/C phục vụ cho đa dạng các nhu cầu thanh toán của khách hàng như: thư tín dụng có thể hủy ngang, thư tín dụng không thể hủy ngang, thư tín dụng xác nhận, thư tín dụng miễn truy đòi, thư tín dụng có thể chuyển nhượng, thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng thanh toán dần về sau, thư tín dụng điều khoản đỏ. Tùy thuộc vào nhu cầu các bên và thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng cơ sở, người yêu cầu phát hành thư tín dụng sẽ phát lệnh đòi ngân hàng phát hành phát hành một thư tín dụng như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là phương thức an toàn tuy nhiên cũng là phương thức dễ bị các bên lợi dụng để lừa đảo. Vì vậy, khi sử dụng phương thức này, cần lưu ý đảm bảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết phải có ba yếu tố: đối tác tin cậy, hợp đồng được ký kết thích hợp, khả năng khởi kiện khi cần. Đối với người bán, cần lưu ý quy định rõ trong hợp đồng cơ sở trách nhiệm của người mua khi người mua không mở hoặc chậm mở L/C. Ngoài ra, cần hết sức lưu ý cơ sở để kiểm tra L/C, nắm thật rõ nội dung mà L/C quy định

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)