Đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 83)

7. Bố cục của Luận văn

3.4.2. Đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được thành lập năm 1994, là đơn vị kết nối và hoạt động trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức Ngân hàng ở Việt Nam. Có thể nói Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là đại diện của các ngân hàng, công ty tài chính tại Việt Nam. Hiệp hội có thể hỗ trợ nâng cao năng lực của các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế, từng bước tiến đến là thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế. Về mặt nghiệp vụ, Hiệp hội có thể là đơn vị kết nối, tạo môi trường giao lưu cọ sát, tạo môi trường cho các Ngân hàng trong Hiệp hội trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Tiếp theo, Hiệp hội có thể là đơn vị trực tiếp học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm và phương pháp hay trong thanh toán quốc tế để hỗ trợ cho các Ngân hàng thành viên. Thực tế, rất cần thiết có một đơn vị trung tâm, kết nối và tạo môi trường giao lưu cho các Ngân hàng Việt Nam như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề và cơ sở cho những thay đổi mang tính toàn diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và đi sâu phân tích đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Một là những vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay đã được phát triển đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ cần tìm hiểu là có thể nắm bắt các khía cạnh về mặt lý luận cơ bản phục vụ cho quá trình soạn thảo, đàm phán và thực hiện điều khoản trong thực tế. Như vậy, tất cả các nội dung liên quan đến thanh toán trong giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp đều đã được phát triển và xây dựng vững chắc, hơn thế, còn ngày càng được hoàn thiện nhờ các nghiên cứu và thực tiễn.

Hai là trên thế giới các doanh nghiệp lớn có rất nhiều kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, việc học hỏi từ các kinh nghiệm đó đang ngày càng dễ dàng. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những thành công thực tế như vậy để tự hoàn thiện mình.

Ba là nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục sau đại dịch. Việt Nam với tất cả sự nỗ lực và quyết tâm đã giữ vững những thành tựu kinh tế qua giai đoạn khó khăn. Hơn thế nữa, thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ là một trong những thị trường sôi nổi nhất trong khu vực trong thời gian sắp tới với tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Tất cả những dự báo tích cực đó mang đến một bức trang tươi sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, các hoạt động liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung, thanh toán quốc tế nói riêng sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn, giá trị lớn hơn và ngày càng hiệu quả hơn.

Bốn là thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đều đã đàm phán, ký kết được những điều khoản thanh toán xét theo các tiêu chí về nghiệp vụ, pháp lý, ngôn ngữ đều có những điểm mạnh tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn ít quan tâm đến những nội dung liên quan đến các rủi ro có thể xảy ra do môi trường chung biến đổi như biến đổi trong tỷ giá hối đoái,… Điều khoản thanh toán được soạn thảo chỉ bao gồm những nội dung cơ bản cần thiết mà chưa thực sự được hoàn thiện.

Năm là từ thực tế có thể rút ra một số lưu ý cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hơn nữa các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tránh các tranh chấp và rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.

Sáu là những mặt hạn chế của Nghiên cứu này do áp lực về thời gian, khả năng tiếp cận dữ liệu, tác giả còn nhiều vấn đề chưa khai thác và phân tích sâu. Luận văn còn một số mặt hạn chế mà nếu đi vào nghiên cứu có thể trở thành những hướng tiếp cận tốt cho vấn đề mà tác giả đã đặt ra. Thứ nhất, các nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong công tác hoàn thiện điều khoản thanh toán thay vì chỉ là những lưu ý như trong Luận văn này. Thứ hai, tiếp cận các trường hợp thực tiễn bằng dữ liệu thống kê thay vì đi vào chi tiết một số trường hợp như trong Nghiên cứu này sẽ mang đến cái nhìn tổng quát hơn. Như vậy, mặc dù Luận văn còn nhiều hạn chế những cũng đã đi sâu phân tích được nhiều vấn đề liên quan đến ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, mở ra nhiều hướng phân tích mới giúp làm sáng rõ vấn đề hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới

- những kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội, năm 2011.

2. Nguyễn Cương, Một số lưu ý khi soạn thảo và đàm phán các điều khoản

chính trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 71

(03/2015), tr.55-65.

3. Nguyễn Tiến Đà, Giáo trình Pháp luật trong thương mại quốc tế, NXB Đà

Nẵng, 2014.

4. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Lao động,

2007.

5. Phạm Duy Liên, Giáo trình Giao dịch Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản

Thống kê, 2012.

6. Lê Quốc Lý, Tỷ Giá Hối Đoái - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Điều

Hành Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, 2004.

7. Nguyễn Xuân Minh, Hợp đồng xuất nhập khẩu tiếp cận từ khía cạnh pháp

lý, nghiệp vụ, ngôn ngữ - Tiếng Anh, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

2011.

8. Trần Văn Nam, Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học

Kinh tế Quốc dân, 2017.

9. Nguyễn Trọng Thơ, Toàn tập UCP 600, Nhà xuất bản Thống kê, 2014.

10. Vũ Khắc Thư, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật

thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế, Luận văn thạc

sĩ Luật học, Trường đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2009.

11. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB

12. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn, Bộ Tập Quán Quốc Tế Về L/C Của ICC Và Quy Định Của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Trung Quốc Về Một Số Vấn Đề Liên

Quan Đến Việc Xét Xử Các Tranh Chấp L/C, Nhà xuất bản Lao Động, 2017.

13. Liên Hợp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế - Công ước Viên 1980, tại địa chỉ:

https://trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van- kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, truy cập ngày 20/12/2020.

14. Phòng Thương mại Quốc tế, Incoterms 2010 - Quy tắc của ICC Về Sử Dụng

Các Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế Và Nội Địa, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền

thông, Hà Nội, 2010.

15. Quốc Hội, Bộ Luật Dân sự 2015, tại địa chỉ:

http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-91-2015-qh13-18397, truy cập ngày 10/12/2020.

16. Quốc Hội, Luật Thương mại 2005, tại địa chỉ:

https://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID= 18140, truy cập ngày 10/12/2020.

17. Quốc Hội, Luật Điều ước Quốc tế, tại địa chỉ:

http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-108-2016-qh13-19640, truy cập ngày 20/12/2020.

18. Tổng Cục Hải Quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt

Nam tháng 12 12 tháng/2020, tại địa chỉ:

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1901& Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E 1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u, truy cập ngày 23/01/2021.

19. Trung tâm WTO và Hội nhập – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 12/2020, tại địa chỉ:

https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den- thang-112018, truy cập ngày 29/12/2020.

20. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh Ngoại hối 2005, tại địa chỉ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1& _page=1&mode=detail&document_id=55835, ngày truy cập 24/12/2020.

Tiếng Anh

21. Daniel C.K. Chow, Thomas J. Schoenbaum, International Business

Transactions: problems, cases and materials 3rd editon, Wolters Kluwer, 2015. 22. Folsm Ralph H., Gordon Michael Wallace, Spanogle John A. Jr, Fitzgerald

Peter L., International Business Transactions: a problem-oriented course book Ninth

edition, Thomson Wesr, 2006.

23. Leo Onyiriuba, Emerging Market Bank Lending and Credit Risk Control,

Academic Press, 2016.

24. Turker Susmus Prof. Dr và S. Ozgur Baslangic Dr., The New Payment Term

BPO and its Effects on Turkish International Business, Procedia Economics and Finance, no. 33 (2015), pp 321 – 330.

25. Convention relating to a Uniform Law on the Formation of Contracts for the

International Sale of Goods (1964), available at:

https://www.unidroit.org/instruments/international-sales/international-sales-ulfc- 1964-en, accessed 02/01/2021.

26. International Chamber of Commerce, Uniform Rules on Collection No.522,

available at: https://cdn.iccwbo.org/content/uploads/sites/3/2019/06/icc-uniform- rules-for-collections-v1-0.pdf, accessed 24/01/2021.

27. World Bank, Global Economy to Expand by 4% in 2021; Vaccine

Deployment and Investment Key to Sustaining the Recovery, available at:

https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2021/01/05/global-economy-to- expand-by-4-percent-in-2021-vaccine-deployment-and-investment-key-to-

sustaining-the-recovery, accessed 15/01/2021.

29. WTO, World trade primed for strong but uneven recovery after COVID-19

pandemic shock, available at:

https://www.wto.org/english/news_e/pres21_e/pr876_e.htm, accessed 14/04/2021.

30. Nguyễn Tiến Hoàng, An introduction to International commercial

transactions, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA: LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

Đề tài Luận văn thạc sỹ “Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam”

Tất cả các thông tin được cung cấp sẽ chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu. Hiện nay, thương mại quốc tế đang dần hồi phục sau đại dịch COVID-19. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa ra những dự đoán tích cực trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021. Trong đó, Việt Nam được dự báo đạt mức tăng trưởng GDP 6,6%, cao hơn mức tăng trưởng 6% của thế giới. Hợp đồng chính là một trong những yếu tố quan trọng của giao dịch giữa các bên khi là cơ sở đầu tiên và mang tính tiên quyết cho việc thực thi và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. Điều khoản thanh toán là một nội dung quan trọng trong hợp đồng, rất cấp thiết cần được nghiên cứu hiện nay. Xuất phát từ mục đích giúp hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro, tranh chấp phát sinh, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về điều khoản thanh toán dưới khía cạnh của hoạt động ký kết, thực hiện. Những ý kiến đóng góp của Anh Ngô Hải Hà – Giám đốc HDBank Chi nhánh Bình Định dưới góc nhìn của một lãnh đạo trong ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán sẽ giúp Nghiên cứu đi vào thực tế, khách quan và có giá trị.

Câu hỏi 1: Đánh giá của Anh về thực trạng ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động thanh toán với HDBank Chi nhánh Bình Định?

Bình Định trong thời gian gần đây đã phát triển thương mại quốc tế theo chiều hướng rất tích cực, bao gồm gia tăng số lượng cũng như giá trị các giao dịch. Cảng Quy Nhơn ngày càng phát triển là tiền đề cho phát triển xuất nhập khẩu ở khu vực miền trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Ngân hàng HDBank CN Bình Định tự hào là một trong những đơn vị tham gia nhiều vào các giao dịch thanh toán quốc tế hỗ trợ các doanh nghiệp trong các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc

tế. Thực tế cho thấy, nội dung các điều khoản thanh toán mà các doanh nghiệp là đối tác với HDBank CN Bình Định tham gia ngày càng hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn.

Câu hỏi 2: Hiện nay, tại HDBank, các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp đang có thuận lợi và khó khăn như thế nào?

Hiện nay, tại HDBank, các nội dung liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được hoàn thiện khá tốt, thuận lợi và nhanh chóng về mặt quy trình và nhân sự. Trình độ nhân sự tham gia hỗ trợ các nghiệp vụ này ngày càng được nâng cao, được đào tạo liên tục thường xuyên. Về phía doanh nghiệp, kinh nghiệm và trình độ cũng ngày một nâng cao. Tất cả những yếu tố này tạo một môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp.

Câu hỏi 3: Anh có thể đề xuất một số lưu ý nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và tránh các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện?

Thứ nhất, doanh nghiệp cần là người hiểu sâu sắc nhất hợp đồng mà mình đã ký kết, bao gồm điều khoản thanh toán, các nội dung cần thực hiện theo điều khoản đó. Có một số doanh nghiệp còn chủ quan trong vấn đề này. Thực tế, khi doanh nghiệp không theo sát được các nội dung hay giấy tờ quan trọng cần có khi tiến hành thanh toán các phương thức như L/C thì rất dễ dẫn đến rủi ro. Từ phía Ngân hàng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Doanh nghiệp hết mình nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra sai sót nếu thiếu sự chủ động của Doanh nghiệp.

Thứ hai, các phương thức như L/C, nhờ thu kèm chứng từ tỏ ra ưu việt và an toàn hơn cho doanh nghiệp, nên trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các phương án này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn những chia sẻ quý giá mà Anh đã đóng góp cho Nghiên cứu!

ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Hợp đồng 1:

Một phần của tài liệu Ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Viêt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)