7. Bố cục của Luận văn
1.4.2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đó là cần hết sức thận trọng khi soạn thảo, ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể ngắn gồm hai đến ba trang giấy, tuy nhiên cũng có những hợp đồng với rất nhiều những quy định chi tiết khiến độ dài của hợp đồng trở nên rất lớn. Chính vì thế, các bên thường bỏ qua các chi tiết mà không tìm hiểu cụ thể. Từ đó, đối tác có thể đưa thêm vào hợp đồng các điều khoản bất lợi nằm ngoài các điều khoản chính ràng buộc khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp vì việc giải quyết tranh chấp sẽ dựa chủ yếu vào hợp đồng cơ sở mà các bên đã ký kết với nhau. Trước khi tiến hành ký kết, doanh nghiệp phải đảm bảo mình đã nắm rõ và đã thỏa thuận, chấp nhận các điều khoản trên hợp đồng, cùng với các rủi ro có thể xảy ra do mình nhượng bộ cho đối tác. Chính từ việc nắm rõ hợp đồng cơ sở, việc thực hiện sẽ được tiến hành trơn tru trơn. Chẳng hạn như trong thanh toán tín dụng chứng từ, khi doanh nghiệp nắm rõ các yêu cầu của L/C, việc chuẩn bị chứng từ sẽ nhanh chóng, ít sai sót đảm bảo
được chấp nhận thanh toán. Việc xảy ra tranh chấp sẽ bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do chi phí kiện tụng đòi bồi thường rất lớn, tốn thời gian công sức.
Chương 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2.1. Tình hình chung về ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới
2.1.1. Sơ lược về tình hình ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới
Tình hình kinh tế thế giới hiện nay rất khó đoán định trước, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào tình hình đại dịch COVID-19 và việc đưa vắc xin vào tiêm chủng rộng rãi. Các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) đã có những báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021. Trong đó, theo IMF, kinh tế thế giới năm 2020 giảm 4,4%. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB) kinh tế thế giới suy giảm 4,3% năm 2020. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có dấu hiệu phục hồi như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu. Tuy nhiên tốc độ phục hồi và tăng trưởng của mỗi nền kinh tế là không giống nhau. Tại Mỹ, tình hình kinh tế chính trị bắt đầu phục hồi từ quý III/2020. Nhưng sau cuộc bầu cử tổng thống, mọi thứ trở nên khó đoán định hơn rất nhiều. Mỹ là nền kinh tế hàng đầu của thế giới, việc quốc gia này khôi phục lại thương mại quốc tế như trước đại dịch là chuyện sẽ diễn ra nhưng với tộc độ ra sao và theo hướng nào là điều chưa thể biết được vào thời điểm này. Dù sao, Mỹ vẫn luôn là một thị trường tiềm năng hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quốc vẫn đang trên đà tăng trưởng vững chắc trở lại từ tháng 03/2020. Là một trong những quốc gia rất tích cực trong công tác đối phó với dịch COVID-19. Đến nay, Trung Quốc đã gần như hồi phục sau đại dịch. Thị trường các nước Liên minh Châu Âu lại có tốc độ khôi phục chậm hơn. Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới được dự đoán sẽ tăng trưởng tích cực, do vậy thương mại quốc tế sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Theo đó, các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế sẽ trở lại sôi động. Ngày càng nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ được ký kết và thực hiện. Trong đó, việc đàm phán, ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán vẫn sẽ là hoạt động quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm nhiều.
2.1.2. Đánh giá về tình hình ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới
Đứng trước những dự báo tích cực về hoạt động thương mại quốc tế trong thời gian sắp tới, các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung sẽ diễn ra với tần suất nhiều, ngày càng được cải tiến và hiệu quả hơn. Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không đứng ngoài xu hướng ấy. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thương mại thế giới nhiều hơn. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm về thanh toán quốc tế để hoàn thiện và phát triển hơn.
2.2. Tình hình chung về ký kết, thực hiện điêu khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
2.2.1. Sơ lược về tình hình ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 03 đạt 58,11 tỷ USD, tăng 42,2% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 29,65 tỷ USD, tăng 46,8% so với tháng trước (tương ứng tăng 9,46 tỷ USD); nhập khẩu đạt 28,46 tỷ USD, tăng 37,8% (tương ứng tăng 7,8 tỷ USD). Trong quý I/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 154,01 tỷ USD, tăng 25,2% với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 78,40 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 15,01 tỷ USD và nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỷ USD. (Tổng Cục Hải Quan, 2021) Như vậy, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ khôi phục và phát triển hơn nữa trong năm nay và năm tới.
Đặc biệt, ở hoạt động xuất nhập khẩu sẽ diễn ra sôi động hơn. Theo Ông Ngô Hải Hà – Giám đốc HDBank CN Bình Định thương mại quốc tế trong thời gian gần đây phát triển theo chiều hướng rất tích cực, bao gồm gia tăng số lượng cũng như giá trị giao dịch. Giao dịch thương mại quốc tế phát triển chính là tiền đề để các hoạt động liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế có cơ hội diẽn ra ngày một nhiều hơn. Xu hướng hội nhập cũng kéo theo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phải thực hiện các giao dịch quốc tế. Điều này đỏi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển, đổi mới và học hỏi nhiều hơn.
2.2.2. Đánh giá về tình hình ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Như vậy, tình hình ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam cũng diễn ra khá tương đồng với tình hình chung của thế giới. Xu hướng hội nhập, tham gia vào thương mại quốc tế là xu hướng chung. Doanh nghiệp phải phát triển và hội nhập theo xu thế chung vì đó là tất yếu. Xu hướng này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp còn non trẻ và chưa có sự chuẩn bị phù hợp. Cạnh tranh và những yêu cầu ngày càng cao của chuẩn quốc tế sẽ là thách thức to lớn cần vượt qua trong thời gian tới với các doanh nghiệp.
2.3. Phân tích các trường hợp cụ thể
2.3.1. Các trường hợp cụ thể về các doanh nghiệp ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.3.1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TPP VINA
Tổng quan về công ty và hoạt động thanh toán của công ty
Công ty cổ phần Sợi TPP Vina thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2013 lấy bối cảnh Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp Định Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký vào ngày 13/11/2010. Nhận thấy sự thiết yếu và tầm quan trọng trong khâu nguyên liệu đầu vào nghành dệt sợi đang trên đường phát triển. Tranh thủ cơ hội mở cửa rộng lớn mà Hiệp định TPP mang lại, Công ty cổ phần Sợi
TPP Vinađã ra đời trong bối cảnh đó.Đến nay, TPP VINA hiện đang là một trong
những nhà tiên phong trong việc đầu tư và đổi mới thiết bị hiện đại Compact Spinning System mang lại nguồn lợi về kinh tế và chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Việc nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của ngành dệt-sợi nước nhà, TPP VINA đã và đang từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực sản xuất sợi Compact với quy mô ngày càng rộng lớn. Với đội ngũ nhân lực có trình độ và tay nghề cao, TTP VINA là một trong những doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm chất lượng và đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho mọi hoạt động của ngành trong và ngoài nước.
Hiện nay, với vốn điều lệ lên đến 84.120.000.000VND, TPP VINA sở hữu hai nhà máy với sản lượng 4.600 tấn/năm. Nhà máy 1A được xây dựng ngay sau khi doanh nghiệp thành lập với quy mô 16.128 cọc sợi, cho ra sản lượng 2.300 tấn mỗi năm và tổng vốn đầu tư đạt 126 tỷ đồng. Sau khi đưa vào vận hành nhà máy 1A, đạt được những thành tựu nhất định trong nắm bắt thị trường và thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy 1B. Nhà máy 1B được đầu tư hệ thống dâu chuyền kéo sợi COMPACT tân tiến. Sự ra đời và vận hành của nhà máy 1B đã nâng tổng vốn điều lệ lê 88 tỷ đồng và công suất 16.128 cọc sợi.
Những thành công của Công ty cổ phần Sợi TPP Vina trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Với vị trí là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, TPP VINA thường xuyên ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với nhiều đối tác từ khắp nơi trên thế giới. Đối tác của TPP VINA chủ yếu là các nước Đông Nam Á, một số nước Châu Mỹ, một số nước Châu Âu và Nhật Bản. Doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc, sau đó sản xuất ra thành phẩm và xuất khẩu đi.
Thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoài, TPP VINA đã đạt được những thành tựu nhất định trong đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi các lĩnh vực của thương mại quốc tế và đặc biệt là thực hiện thanh toán quốc tế. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã ký kết, thực hiện rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các hợp đồng này đều diễn ra thuận lợi, tuy có tranh chấp xảy ra nhưng chỉ là các tranh chấp nhỏ, có thể giải quyết bằng thỏa thuận của các bên thay vì phải tiến hành kiện ra tòa hoặc trọng tài. Công ty TPP VINA luôn được thanh toán đầy đủ và thanh toán đùng thỏa thuận cho đối tác. Đây có thể xem là một thành công của công ty khi vẫn luôn có thể lý kết và thực hiện thanh toán an toàn, đầy đủ.
Những thất bại của Công ty Cổ phần sợi TPP VINA trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Trong các điều khoản thanh toán mà doanh nghiệp ký kết thường áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trước khi mua nguyên vật liệu. Thông thường là
chuyển khoản trước 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết. Ví dụ một điều khoản thanh toán mà TPP VINA đã ký kết với NATEX LIMITED có trụ sở tại Singapore:
3. Payment terms: -100% TTR in advance after signed the contract in favor of:
- Benificiary: NATEX LIMITED - Account No: 503461980301 (USD)
- Beneficiary’s bank: Oversea – Chinese Banking Corporation Limited - Add.: 65 Chulia Streest #01-01 Singapore 049513
- SWIFT code: OCBCSGSG
Phân tích điều khoản thanh toán trong trường hợp trên theo các khía cạnh pháp lý, nghiệp vụ, ngôn ngữ:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa TPP VINA và NATEX LIMITED là một hợp đồng đơn giản với sáu điều khoản cụ thể, độ dài hợp đồng chỉ khoản một trang giấy. Xuất phát từ mối quan hệ tin cậy, đã hợp tác với nhau khá nhiều trong quá khứ, hợp đồng giữa hai bên chỉ gồm những điều khoản cần thiết, được diễn đạt ngắn gọn. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng có đầy đủ các yếu tố thỏa mãn các yêu cầu về hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng này còn hết sức giản đơn khi chưa quy định về các điều khoản như luật áp dụng,…
Xét về mặt nghiệp vụ, điều khoản thanh toán nêu trên thể hiện khá đầy đủ các nội dung cần có. Trong đó, đã thể hiện đồng tiền thanh toán là USD, thời hạn thanh toán là thanh toán trước, ngay sau khi ký xong hợp đồng. Hai bên thỏa thuận lựa chọn phương thức chuyển tiền bằng điện. Tuy nhiên trong hợp đồng lại đề cập đên TTR – đây là một sự đề cập gây nhầm lẫn. Thực tế các bên đồng ý sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện, nên trong điều khoản cần này ghi là T/T là chính xác nhất. Nhưng các bên lại sử dụng từ viết tắt TTR – đây cũng có thể là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C. Trong trường hợp đúng, các bên cần thể hiện đó là phương thức T/T hoặc một số trường hợp có thể ghi là TTr, thay vì TTR như trong hợp đồng. Trong trường hợp của
TPP VINA và NATEX LIMITED, vì các bên đã có giao dịch với nhau từ trước và hiểu được tập quán thương mại của nhau nên không dẫn đến nhầm lẫn khi đọc đến điều khoản này. Ngoài ra, nếu là các trường hợp khách hàng mới thì rất có khả năng nhầm lẫn đã xảy ra, gây tốn kém và sai sót. Hai bên đồng ý rằng công ty TPP VINA sẽ chuyển tiền bằng điện trước cho bên NATEX LIMITED 100% giá trị hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng. Sau đó, bên bán là NATEX LIMITED mới giao hàng cho bên mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tiền thanh toán. Trong hợp đồng chưa đề cập đến điều kiện đảm bảo hối đoái. Mặc dù đây là điều kiện rất cần thiết và có lợi cho bên mua phải trả tiền trước như trong trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam này. Nếu tỷ giá hối đoái tăng với một biến động lớn, thì cần thiết phải thỏa thuận lại giá cả để tránh lỗ.
Về mặt ngôn ngữ, điều khoản thanh toán ví dụ nêu trên có cách thể hiện ngôn từ khá đơn giản, chỉ dưới dạng liệt kê, đưa ra các nội dung cần thiết mà không thêm thắt câu từ gì. Đây là một điểm mạnh khi tất cả các nội dung đều được ghi rõ ràng, chính xác, trọng tâm. Nhìn chung đây cũng có thể là một cách trình bày bằng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách đơn giản nhưng đầy đủ nội dung khi các bên không có thế mạnh quá lớn về ngôn ngữ.
Thực tế, giao dịch này của TPP VINA được đánh giá là khá rủi ro khi công ty này phải thanh toán trước 100% giá trị sau khi ký kết hợp đồng. Công ty TPP VINA cũng nhận thấy yếu điểm và rủi ro trong trường hợp này, tuy nhiên vì vị thế thấp hơn trong đàm phán, doanh nghiệp đã phải chấp nhận thời hạn thanh toán này. Công ty NATEX LIMITED là một nhà cung cấp lớn ở khu vực, trong khi đó, công ty TPP VINA lại có những đơn hàng nhỏ, chưa đủ sức để đàm phán thay đổi về thời hạn thanh toán với đối tác. Riêng về hợp đồng trong ví dụ này, công ty NATEX LIMITED đã giao hàng trễ cho phía TPP VINA. Mặc dù đã thanh toán đầy đủ, nghĩa vụ của công ty NATEX LIMITED là giao hàng trong vòng 30 ngày làm việc kể từ lúc nhận được thanh toán. Nhưng thực tế, công ty này đã giao hàng trễ 15 ngày. Với lý do trục