7. Bố cục của Luận văn
2.3. Phân tích các trường hợp cụ thể
2.3.1. Các trường hợp cụ thể về các doanh nghiệp ký kết, thực hiện điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.3.1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TPP VINA
Tổng quan về công ty và hoạt động thanh toán của công ty
Công ty cổ phần Sợi TPP Vina thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2013 lấy bối cảnh Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp Định Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký vào ngày 13/11/2010. Nhận thấy sự thiết yếu và tầm quan trọng trong khâu nguyên liệu đầu vào nghành dệt sợi đang trên đường phát triển. Tranh thủ cơ hội mở cửa rộng lớn mà Hiệp định TPP mang lại, Công ty cổ phần Sợi
TPP Vinađã ra đời trong bối cảnh đó.Đến nay, TPP VINA hiện đang là một trong
những nhà tiên phong trong việc đầu tư và đổi mới thiết bị hiện đại Compact Spinning System mang lại nguồn lợi về kinh tế và chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Việc nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của ngành dệt-sợi nước nhà, TPP VINA đã và đang từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực sản xuất sợi Compact với quy mô ngày càng rộng lớn. Với đội ngũ nhân lực có trình độ và tay nghề cao, TTP VINA là một trong những doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm chất lượng và đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho mọi hoạt động của ngành trong và ngoài nước.
Hiện nay, với vốn điều lệ lên đến 84.120.000.000VND, TPP VINA sở hữu hai nhà máy với sản lượng 4.600 tấn/năm. Nhà máy 1A được xây dựng ngay sau khi doanh nghiệp thành lập với quy mô 16.128 cọc sợi, cho ra sản lượng 2.300 tấn mỗi năm và tổng vốn đầu tư đạt 126 tỷ đồng. Sau khi đưa vào vận hành nhà máy 1A, đạt được những thành tựu nhất định trong nắm bắt thị trường và thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy 1B. Nhà máy 1B được đầu tư hệ thống dâu chuyền kéo sợi COMPACT tân tiến. Sự ra đời và vận hành của nhà máy 1B đã nâng tổng vốn điều lệ lê 88 tỷ đồng và công suất 16.128 cọc sợi.
Những thành công của Công ty cổ phần Sợi TPP Vina trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Với vị trí là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, TPP VINA thường xuyên ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với nhiều đối tác từ khắp nơi trên thế giới. Đối tác của TPP VINA chủ yếu là các nước Đông Nam Á, một số nước Châu Mỹ, một số nước Châu Âu và Nhật Bản. Doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc, sau đó sản xuất ra thành phẩm và xuất khẩu đi.
Thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoài, TPP VINA đã đạt được những thành tựu nhất định trong đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi các lĩnh vực của thương mại quốc tế và đặc biệt là thực hiện thanh toán quốc tế. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã ký kết, thực hiện rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các hợp đồng này đều diễn ra thuận lợi, tuy có tranh chấp xảy ra nhưng chỉ là các tranh chấp nhỏ, có thể giải quyết bằng thỏa thuận của các bên thay vì phải tiến hành kiện ra tòa hoặc trọng tài. Công ty TPP VINA luôn được thanh toán đầy đủ và thanh toán đùng thỏa thuận cho đối tác. Đây có thể xem là một thành công của công ty khi vẫn luôn có thể lý kết và thực hiện thanh toán an toàn, đầy đủ.
Những thất bại của Công ty Cổ phần sợi TPP VINA trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Trong các điều khoản thanh toán mà doanh nghiệp ký kết thường áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trước khi mua nguyên vật liệu. Thông thường là
chuyển khoản trước 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết. Ví dụ một điều khoản thanh toán mà TPP VINA đã ký kết với NATEX LIMITED có trụ sở tại Singapore:
3. Payment terms: -100% TTR in advance after signed the contract in favor of:
- Benificiary: NATEX LIMITED - Account No: 503461980301 (USD)
- Beneficiary’s bank: Oversea – Chinese Banking Corporation Limited - Add.: 65 Chulia Streest #01-01 Singapore 049513
- SWIFT code: OCBCSGSG
Phân tích điều khoản thanh toán trong trường hợp trên theo các khía cạnh pháp lý, nghiệp vụ, ngôn ngữ:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa TPP VINA và NATEX LIMITED là một hợp đồng đơn giản với sáu điều khoản cụ thể, độ dài hợp đồng chỉ khoản một trang giấy. Xuất phát từ mối quan hệ tin cậy, đã hợp tác với nhau khá nhiều trong quá khứ, hợp đồng giữa hai bên chỉ gồm những điều khoản cần thiết, được diễn đạt ngắn gọn. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng có đầy đủ các yếu tố thỏa mãn các yêu cầu về hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng này còn hết sức giản đơn khi chưa quy định về các điều khoản như luật áp dụng,…
Xét về mặt nghiệp vụ, điều khoản thanh toán nêu trên thể hiện khá đầy đủ các nội dung cần có. Trong đó, đã thể hiện đồng tiền thanh toán là USD, thời hạn thanh toán là thanh toán trước, ngay sau khi ký xong hợp đồng. Hai bên thỏa thuận lựa chọn phương thức chuyển tiền bằng điện. Tuy nhiên trong hợp đồng lại đề cập đên TTR – đây là một sự đề cập gây nhầm lẫn. Thực tế các bên đồng ý sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện, nên trong điều khoản cần này ghi là T/T là chính xác nhất. Nhưng các bên lại sử dụng từ viết tắt TTR – đây cũng có thể là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C. Trong trường hợp đúng, các bên cần thể hiện đó là phương thức T/T hoặc một số trường hợp có thể ghi là TTr, thay vì TTR như trong hợp đồng. Trong trường hợp của
TPP VINA và NATEX LIMITED, vì các bên đã có giao dịch với nhau từ trước và hiểu được tập quán thương mại của nhau nên không dẫn đến nhầm lẫn khi đọc đến điều khoản này. Ngoài ra, nếu là các trường hợp khách hàng mới thì rất có khả năng nhầm lẫn đã xảy ra, gây tốn kém và sai sót. Hai bên đồng ý rằng công ty TPP VINA sẽ chuyển tiền bằng điện trước cho bên NATEX LIMITED 100% giá trị hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng. Sau đó, bên bán là NATEX LIMITED mới giao hàng cho bên mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tiền thanh toán. Trong hợp đồng chưa đề cập đến điều kiện đảm bảo hối đoái. Mặc dù đây là điều kiện rất cần thiết và có lợi cho bên mua phải trả tiền trước như trong trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam này. Nếu tỷ giá hối đoái tăng với một biến động lớn, thì cần thiết phải thỏa thuận lại giá cả để tránh lỗ.
Về mặt ngôn ngữ, điều khoản thanh toán ví dụ nêu trên có cách thể hiện ngôn từ khá đơn giản, chỉ dưới dạng liệt kê, đưa ra các nội dung cần thiết mà không thêm thắt câu từ gì. Đây là một điểm mạnh khi tất cả các nội dung đều được ghi rõ ràng, chính xác, trọng tâm. Nhìn chung đây cũng có thể là một cách trình bày bằng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách đơn giản nhưng đầy đủ nội dung khi các bên không có thế mạnh quá lớn về ngôn ngữ.
Thực tế, giao dịch này của TPP VINA được đánh giá là khá rủi ro khi công ty này phải thanh toán trước 100% giá trị sau khi ký kết hợp đồng. Công ty TPP VINA cũng nhận thấy yếu điểm và rủi ro trong trường hợp này, tuy nhiên vì vị thế thấp hơn trong đàm phán, doanh nghiệp đã phải chấp nhận thời hạn thanh toán này. Công ty NATEX LIMITED là một nhà cung cấp lớn ở khu vực, trong khi đó, công ty TPP VINA lại có những đơn hàng nhỏ, chưa đủ sức để đàm phán thay đổi về thời hạn thanh toán với đối tác. Riêng về hợp đồng trong ví dụ này, công ty NATEX LIMITED đã giao hàng trễ cho phía TPP VINA. Mặc dù đã thanh toán đầy đủ, nghĩa vụ của công ty NATEX LIMITED là giao hàng trong vòng 30 ngày làm việc kể từ lúc nhận được thanh toán. Nhưng thực tế, công ty này đã giao hàng trễ 15 ngày. Với lý do trục trặc về giao nhận hàng với bên vận chuyển và dựa vào điều khoản sẽ giải quyết tranh chấp dưới tinh thần thấu hiểu và vì lợi ích chung, vì mối quan hệ xây dựng lâu bền
của đôi bên, phía doanh nghiệp Việt Nam đã phải chấp nhận lời xin lỗi của NATEX LIMITED mà không thể đòi bòi thường.
Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ trường hợp của công ty TPP VINA, có thể rút ra một số bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam:
Thứ nhất, luôn phải chú ý đến từ ngữ sử dụng trong điều khoản thanh toán dù đó là những từ ngữ quen thuộc. Trong trường hợp này, TPP VINA đã không vướn phải tranh chấp về phương thức thanh toán vì cụm từ TTR như đã phân tích. Tuy nhiên, trong các giao dịch khác công ty này nên lưu ý và đàm phán sửa đổi nội dung này theo cách hiểu thông thường, phổ biến. Đây cũng là một bài học, một lưu ý quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khác.
Thứ hai, về trường hợp TPP VINA đã phải thực hiện thanh toán trước 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết là một hiện trạng phổ biến tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi trên bàn đàm phán và phải thực hiện thanh toán trước thì đối tác mới tiến hành giao hàng. Trong thực tế, cũng đã có nhiều phát sinh bất lợi do phía doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện thanh toán nhưng không có công cụ đảm bảo thực hiện hợp đồng nào. Từ đó, dễ dẫn đến đối tác có thể thực hiện hợp đồng chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ của doanh nghiệp Việt Nam, nhiều trường hợp đối tác còn lừa đảo khiến doanh nghiệp mất trắng. Vì vậy, để đảm bảo bảo vệ mình trong các trường hợp như vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên hạn chế sử dụng thời hạn thanh toán trước, đặc biệt là thanh toán lên tới 100% giá trị như vậy.
2.3.1.2. CÔNG TY TNHH THẢO NGUYÊN
Tổng quan về công ty và hoạt động thanh toán của công ty
Công ty TNHH Thảo Nguyên thành lập năm 2002, trụ sở chính đặt tại phường Mỹ Xuân, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Hiện nay, Thảo
Nguyên có quy mô 900 nhân sự với diện tích lên đến 45.000 m2. Kim ngạch xuất
trung sản xuất, kinh doanh là nhân điều, dầu vỏ hạt điều và các loại hạt dinh dưỡng ăn liền. Các thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của công ty là Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu, Úc, Trung Quốc, Đài Loan,…
Là một doanh nghiệp xuất khẩu có kim ngạch ngày càng tăng, công ty thường xuyên thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế với các đối tác nước ngoài. Hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả cao và diễn ra an toàn, mang lại cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu nên nhận thanh toán của người mua là hoạt động cơ bản. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp chưa gặp phải tranh chấp lớn nào về thanh toán. Các tranh chấp diễn ra chủ yếu xoay quanh vấn đề chậm thanh toán.
Những thành công của Công ty TNHH Thảo Nguyên trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Hiện nay, công ty Thảo Nguyên đã xây dựng được một điều khoản thanh toán thống nhất làm cơ sở cho hầu hết mọi giao dịch xuất khẩu của doanh nghiệp. Điều khoản này đang được các đối tác của Thảo Nguyên chấp nhận rộng rãi. Cụ thể như sau:
The Buyer shall pay 10% of the Contract Price to the Seller by Telegram Transfer in USD within 10 days of the date of signature by both Parties hereto. The Buyer shall establish an irrevocable Letter of Credit (L/C) at sight within 30 days to the amount of 90% of the Contract Price.
Seller’s bank:
Beneficiary’s Name: THAO NGUYEN CO., LTD Beneficiary’s Account: ……….
Beneficiary’s Bank: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Ba Ria – Vung Tau Branch
SWIFT Code: ……… Bank Address: ……….
Đây là điều khoản thanh toán mẫu được Thảo Nguyên sử dụng đàm phán với các đối tác. Tùy vào các trường hợp cụ thể, nội dung điều khoản có thể được điều chỉnh. Nhưng nhìn chung, việc xây dựng được một điều khoản thanh toán như vậy đã là một thành công của doanh nghiệp. Thảo Nguyên nhận thức được tầm quan trọng của khâu thanh toán khi thực hiện một giao kết do đó luôn đầu tư thời gian, nhân lực và tài chính cho việc hoàn thiện các hoạt động liên quan đến thanh toán trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, điều khoản thanh toán mẫu nêu trên của Thảo Nguyên đã cơ bản đảm bảo được các yêu cầu về nghiệp vụ, pháp lý, ngôn ngữ. Thứ hai, thực tế chứng minh doanh nghiệp đã có sự cân nhắc lựa chọn các phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán có lợi cho mình thay vì phải chịu sức ép từ phía người mua. Từ đó, tạo vị thế cân bằng trên bàn đàm phán. Doanh nghiệp rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác vì mục tiêu phát triển bền vững. Các đối tác làm việc lâu năm, có uy tín trong thanh toán được doanh nghiệp rất ưu đãi và cố gắng xây dựng mối quan hệ bền chặt. Mục tiêu của doanh nghiệp đó chính là xây dựng hệ thống thanh toán an toàn lành mạnh.
Những thất bại của Công ty TNHH Thảo Nguyên trong ký kết và thực hiện điều khoản thanh toán
Ngoài những ưu điểm và thành công nêu trên, Thảo Nguyên vẫn còn những điểm yếu có thể khắc phục để đạt được thành công hơn nữa trong hoạt động thanh toán của mình. Dễ dàng nhận thấy điều khoản thanh toán mẫu mà doanh nghiệp sử dụng vẫn chưa có nội dung liên quan đến đảm bảo hối đoái. Đây là nội dung được rất ít doanh nghiệp quan tâm và biết đến. Ngoài ra, thực tế, Thảo Nguyên vẫn đối mặt với việc các đối tác chậm thanh toán dẫn đến việc chậm trễ trong xuất hàng hóa. Đối với các mặt hàng có thời hạn sử dụng tương đối ngắn như hạt điều, việc chậm trễ trong giao hàng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp rất cần thiết phải lưu ý vấn đề này với đối tác và sử dụng các biện pháp bắt buộc trong thanh toán như phạt chậm thanh toán để đối tác tránh mắc các lỗi này.
Từ lịch sử phát triển và hoạt động thanh toán của Công ty TNHH Thảo Nguyên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá. Thứ nhất, việc doanh nghiệp chủ động trong tìm hiểu, quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế là cơ sở cho việc xây dựng một hoạt động thanh toán bền vững và an toàn. Thảo Nguyên luôn có định hướng tốt về việc xây dựng và phát triển việc thanh toán giữa doanh nghiệp và các đối tác. Chẳng hạn như trong việc lựa chọn điều khoản hợp đồng mẫu đã thể hiện sự chủ động tích cực rất lớn từ phía doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng cho Thảo Nguyên phát triển hơn nữa trong thương mại quốc tế.
Thứ hai, chủ động tạo dựng mối quan hệ với các đối tác có lịch sử thanh toán tốt và hạn chế giao dịch với các đối tác có nhiều vấn đề trong thanh toán có thể khiến doanh nghiệp khó khăn giai đoạn đầu trong tìm kiếm thị trường, nhưng về lâu dài là một giải pháp hay. Chính nhờ sự lành mạnh trong các giao dịch giữa Thảo Nguyên