Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM Technology acceptance model)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 28)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) liên quan cụ thể hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin. Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận. Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính là ích lợi cảm nhận (perceived usefulness) và dễ sử dụng cảm nhận (perceived ease of use). Mô hình TAM được trình bày như sau:

Hình 3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

(Nguồn: Davis, 1989)

Ích lợi cảm nhận là “mức độ tin tưởng của một người về việc sử dụng một hệ thống đặc trưng làm gia tăng hiệu quả công việc của họ” (Davis, 1989). Nghĩa là người sử dụng sẽ cảm thấy việc sử dụng hệ thống ứng dụng riêng biệt mang lại nhiều tiện ích, tăng hiệu quả hay năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể.

Sự dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần đến sự nỗ lực” (Davis, 1989). Nghĩa là mức độ dễ dàng thao tác, thực hiện mà người dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống. Sự dễ sử dụng cảm nhận có thể bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là sự sẵn lòng sử dụng và khả năng tiếp cận công nghệ mới. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của tính hiệu quả công nghệ, kinh nghiệm và khả năng sử dụng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 28)