tác động đến việc quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
STT Tên nghiên cứu Kết quả
1
“Mô hình nghiên cứu chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt nam”
Lê Văn Huy, Trương Thị Vân Anh (2008).
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 362.
Tháng 7/2008.
Mô hình gồm các yếu tố: ích lợi cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, sự tự nguyện, sự tự chủ có điều kiện, sự thuận tiện.
Sau khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu kết luận rằng rủi ro cảm nhận càng tăng thì cảm nhận về ích lợi của người sử dụng tiềm năng sẽ giảm. Mặt khác, trên quan điểm hành vi sử dụng công nghệ của cá nhân, hệ thống NHĐT sẽ thành công hơn nếu cải thiện được cảm nhận của khách hàng
về sự dễ sử dụng và ích lợi của NHĐT.
2
“Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt nam”
Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011). Tạp chí Phát triển KHCN, Tập 14, Số 02-2011
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực nhất đến sự chấp nhận dịch vụ NHĐT, các yếu tố khác tác động giảm dần theo thứ tự hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, sự dễ sử dụng cảm nhận, yếu tố pháp luật, tiêu chuẩn chủ quan. 3 “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của
khách hàng tại
NHTM
Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, hỗ trợ của Chính phủ, sự tin cậy và
thông tin dịch vụ Internet Banking. Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: sự hữu ích cảm nhận có tác động
Hàng Hải Việt Nam
(Maritime Bank)”
Mai Minh Kiều (2013)
mạnh nhất, tiếp theo là sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, sự tin cậy và hỗ trợ của Chính phủ; biến độc lập thông tin dịch vụ Internet Banking được nhận xét là không có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ. 4 “Các nhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng NH TMCP Á Châu tại khu vực TP Hồ Chí Minh”
Trần Thị Thùy Trang (2015)
Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố hữu ích cảm nhận, dễ sử dụng cảm nhận, ảnh hưởng xã hội, hiểu biết dịch vụ, tự tin vào khả năng sử dụng công nghệ, hình ảnh ngân hàng, sự tin cậy, và thái độ hướng đến sử dụng.
Kết luận sau khi phân tích dữ liệu nghiên cứu
sự hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng mạnh nhất,
hình ảnh ngân hàng có ảnh hưởng ít nhất. Đồng thời các nhóm có trình độ học vấn khác nhau thì cũng có sự khác biệt về việc chấp nhận sử dụng
5 “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Phạm Minh Trung (2016)
Mô hình đề xuất gồm 7 biến độc lập sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, hình ảnh ngân hàng, thái độ, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập trong mô hình ngoại trừ biến rủi ro cảm nhận
đều có tác động dương đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính, trình độ, độ tuổi, thâm niên công tác, thu nhập với “Quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT”.
“Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng
đến việc sử dụng
Internet
Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM làm nền tảng và đưa thêm hai biến vào mô hình là sự tự hiệu quả máy tính và biến sự tin cậy.
6 Banking của KHCN tại
NH TMCP BIDV CN Bà Rịa – Vũng Tàu”
Chu Thị Tuyết Loan (2016)
Kết quả nghiên cứu thì tự hiệu quả máy tính
ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng Internet Banking của khách hàng, tiếp theo là đến dễ sử dụng cảm nhận rồi cuối cùng ảnh hưởng ít nhất
là sự tin cậy
7
“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại Jordan”
Ihab Ali El-Qirem (2013). Tạp chí nghiên
cứu kinh tế quốc tế, Tập 6, Số 3.
Mô hình nghiên cứu thừa nhận rằng sự thuận tiện, sự an toàn, bí mật, niềm tin, sự đơn giản về thiết kế và nội dung của trang web, khả năng tiếp cận dịch vụ nhanh chóng cũng như
sự lo sợ và tin tuởng, phí và chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đều tác động trực tiếp đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT.
8
“Nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử - một phân tích về quan điểm của khách hàng tại ngân hàng”
Mohammad O. Al- Smadi (2012)
Các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu như: ích lợi cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, thái độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng không cảm thấy tự tin khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử vì có nhiều rủi ro xuất phát từ việc giao dịch không thông qua con nguời, không có giấy tờ chứng minh...Yếu tố tiêu chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi có tác động không nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT 9 “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử”
Nghiên cứu này cho thấy thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, ích lợi cảm nhận, rủi ro cảm nhận là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định của người sử dụng các kênh ngân hàng điện tử. Trong các yếu
Yitbarek Takele (2013), Tạp chí Khoa học châu Âu,Tập 9, Số
13 – Tháng 5/2013.
tố, nhận thức kiểm soát hành vi được đánh giá là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất, sau đó đến ích lợi cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận.
10
Mô hình chấp nhận công nghệ nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Malaysia”
Rahi và cộng sự (2017)
Các nhân tố được thể hiện trong mô hình bao gồm chất lượng dịch vụ, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng; nhận thức lợi ích; sự hài lòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được thúc đẩy bởi khách hàng nhận thức được lợi ích đem lại, tính dễ dàng sử dụng, các dịch vụ khách hàng và mức độ hài lòng. Trong đó, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng nhất.