Mô hình kết hợp TAM và TPB

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 29)

Nhận thức về tính dễ sử dụng và nhận thức về tính hữu ích là hai trụ cột trong mô hình chấp nhận công nghệ để xác định của một ý định hành vi sử dụng công nghệ và có liên quan đến hành vi tiếp theo (Taylor và Todd, 1995a). Theo Taylor và Todd (1995b), để hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc nhận thức và các nhân tố tiền thân của ý định đòi hỏi phải phân tách các nhận thức mang tính thái độ. Mô hình lý thuyết hành vi dự định đã phân tách có khả năng giải thích tốt hơn so với các mô hình lý thuyết hành vi dự định và lý thuyết hành vi hợp lý thuần túy (Taylor và Todd, 1995a). Từ đó, Taylor và Todd (1995b) tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ và lý thuyết hành động hợp lý để bổ sung các tiêu chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi nhận thức vào mô hình chấp nhận công nghệ để hình thành nên mô hình kết hợp C-TAM-TPB. Mô hình kết hợp C-TAM-TPB được Taylor và Todd (1995b) áp dụng trong một nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng các trung tâm nguồn lực trên máy tính của sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mô hình kết hợp mức độ phù hợp cao hơn trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ mới.

Hình 4 Mô hình kết hợp TAM và TPB

Mô hình kết hợp C-TAM-TPB được Taylor và Todd (1995b) áp dụng trong một nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng các trung tâm nguồn lực trên máy tính của sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng mô hình kết hợp mức độ phù hợp cao hơn trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ mới.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 29)