Lượng cá tra đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ qua các năm
2.2.1.1. Ương giống và nuôi trồng cá Tra, cá Basa
Ương giống
Trong ngành thủy sản thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi bởi nếu con giống đã không tốt thì cho dù có được chăm sóc cẩn thận đến mấy cũng không thể phát triển tốt và cho sản phẩm chất lượng cao. Ở Việt Nam hiện nay có 7 tỉnh trọng điểm sản xuất cá Tra là Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ và Hậu Giang thì đã đều có trang trại sản xuất giống nhằm cung cấp cho người dân cá giống với chất lượng tốt nhất có thể.
Trước đây con giống cá Tra thường được khai thác từ nguồn tự nhiên nên chất lượng không cao. Trong hơn 10 năm trở lại đây, con giống cá tra được sản xuất nhân tạo với quy mô ngày càng lớn và chất lượng khá đồng nhất. Hầu hết các trang trại sản xuất cá Tra, cá Basa giống đều tuân theo quy trình như sau:
Tuyển chọn cá bố mẹ từ đàn cá thịt
Cá mẹ được tiêm hormon HCG để kích thích rụng trứng
Cá bố được tiêm hormon sinh sản để lấy tinh trùng
Trứng Thụ tinh dưới xúc tác của hóa chất Tinh trùng
Sau khoảng 2 ngày
Con non được nuôi trên bồn
Con giống được chuyển xuống ao
Hình 2.2: Sơ đồ tạo giống cá Tra, cá Basa nhân tạo
Sau khoảng 5-7 ngày
Con giống được bán cho các ao nuôi thịt khi chiều ngang được khoảng 1,5-2 cm
Cá bố mẹ được lựa chọn phải thỏa mãn tiêu chuẩn sau: cá đực phải được ít nhất 2 năm tuổi và cá cái phải ít nhất 3 năm tuổi, khoẻ mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị dị hình, dị tật, trọng lượng từ 2,5-3 kg trở lên. Riêng cá cái phải có bụng to, mềm, hạt trứng đèu, màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt; Cá đực khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy thấy tinh dịch chảy trắng đục và đặc như sữa. Sau đó, cá bố mẹ được nuôi vỗ riêng trong ao với mật độ khoảng 5 m3 nước cho 1 kg cá bố mẹ. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, hoá chất. Ao phải có cống tháo nước và cấp nước dễ dàng.
Nuôi trồng
Trong suốt quá trình nuôi trồng, các hộ nuôi phải bảo đảm việc ghi chép cẩn thận từ khâu nhập giống đến khi xuất cá đi bán để khi xuất khẩu cá ra nước ngoài nếu muốn truy xuất nguốn gốc của cá nuôi tại ao nào thì họ sẽ trở ngược lại vùng nuôi đó. Trong trường hợp một lô hàng nào đó có vấn đề gì thì căn cứ vào mã của số ao đó mà người ta sẽ truy xuất lại nguồn gốc, ao đó sử dụng loại thức ăn nào? loại hóa chất nào? Ngày nào người ta sử dụng để xem nó bị ảnh hưởng bắt đầu từ giai đoạn nào.
Ở Việt Nam, hầu hết bà con đểu nuôi cá Tra, cá Basa theo tiêu chuẩn GlobalGap theo 3 hình thức: ao, đăng quầng và lồng bè. Trong đó, hình thức nuôi theo ao và đăng quầng được áp dụng ngày một phổ biến hơn do chi phí đầu tư thấp, dễ dàng kiểm tra được chất lượng nước, tỷ lệ cá chết thấp, phòng và điều trị bệnh cho cá dễ dàng, chất lượng cá thịt luôn được cải thiện. Hiện nay, có 4 hình thức nuôi cá Tra trong ao phổ biến nhất là:
Nuôi trong ao hồ nhỏ.
Nuôi trong ao có thay nước liên tục.
Nuôi ao ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh kết hợp sục khí. Nuôi ao đăng quần (Áp dụng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long).
Ao nuôi cá Tra, cá Basa thường có diện tích ít nhất là 500 m2, có độ sâu nước từ 2,5 đến 3 m, bờ ao vững chắc và cao hơn mực nước lớn nhất trong năm và phải có hệ thống cấp thoát nước tốt. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát. Ao nên gần nguồn nước như sông, kênh mương lớn để có nước chủ động. Ao đăng quần là dùng đăng chắn một vùng ngập nước ven sông hoặc vùng ngập lũ và thả cá nuôi, diện tích tuỳ theo vùng ngập và khả năng đầu tư. Đăng thường ghép bằng thanh tre, thanh gỗ hoặc lưới inox. Độ sâu mực nước trong đăng từ 3 đến 3,5m . Nơi cấp nước cho ao phải cách xa các cống thải nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Bề mặt ao phải thoáng, không có tán cây che phủ làm giảm ánh sáng tới ao, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Việc áp dụng tiêu chuẩn Global GAP quan trọng nhất đối với người nuôi là vệ sinh, tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng sản phẩm. Có 2 tiêu chuẩn người nuôi thường áp dụng là:
Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào: Nguồn nước phải sạch, không mang mầm bệnh từ những chất thải của các nhà máy công nghiệp hoặc những trại chăn nuôi; chất lượng của con giống phải đảm bảo, người nuôi phải mua con giống tại những trại giống uy tín, trại giống đó phải có đăng ký theo tiêu chuẩn chất lượng.
Tùy theo từng vùng mà có các chỉ tiêu của môi trường ao có thể giao động nhưng nhìn chung thường áp dụng các tiêu chuẩn đối với ao nuôi cá Tra như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn cơ bản của ao nuôi cá Tra, cá Basa theo tiêu chuẩn GlobalGap
Nhiệt độ nước
pH 7-8 Hàm lượng oxi Tối thiểu 3mg/lít Hàm lượng NH3 Tối đa 1 mg/lít Hàm lượng Coliform Tối đa 10000MNP/100ml Hàm lượng chì 0,002-0,007 mg/lít Hàm lượng Cadmi 0,8- 1,8 mg/lít
Nguồn: Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (VASEP)
Các tỉnh miền Nam từ Ðà nẵng trở vào, do thời tiết và khí hậu ấm nóng, nên có thể nuôi quanh năm. Tuy nhiên, với các tỉnh miền Bắc do điều kiện thời tiết không ổn định nên việc giữ nhiệt độ ổn định cho ao là tương đối khó khăn. Do đó, người dân ở miền Bắc tập trung nuôi cá nhiều nhất vào mùa thu và cuối xuân đầu hè khi mà khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển của cá. Bên cạnh đó, người dân thường định kì phân tích mẫu nước (thường từ 1 đến 2 tháng một lần) để có những sự điều chỉnh thích hợp trong trường hợp có sự biến động quá lớn một chất nào đó.
Thịt cá phải thật trắng, không mang mầm bệnh, không bị nhiễm kháng sinh.
Trước khi thả cá, hầu hết các nhà nuôi đều giành khoảng 1đến 2 tuần để dọn vệ sinh và khử trùng ao theo quy trình:
Tháo cạn nước, dọn sạch
rong Vét hết bùn lỏng, để lại lớp bùn dày0,2-0,3m
Khử trùng ao bằng vôi bột với mật độ 7- 10kg/100 m2
Phơi đáy ao từ 3-5 ngày dưới trời nắng
Tháo nước vào ao qua cống có lưới lọc
Việc dọn sạch rong là rất cần thiết nhằm đảm bảo độ pH ổn định cho nước ao trong suốt quá trình nuôi bởi chỉ cần một lượng rong nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và trong quá trình quang hợp sẽ tạo ra CO2, làm giảm độ pH của nước một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cá. Bên cạnh đó, hầu hết các hộ nuôi trồng chỉ giữ lại một lớp bùn mỏng tầm 0,2- 0,3m nhằm đảm bảo cho ao được sạch, không bị bí khí oxi. Tiếp đó, ao cần được khử trùng bằng vôi bột và phơi nắng để diệt hết những mầm bệnh, tránh cho cá mắc bệnh sau này. Sau cùng, nước phải được bơm vào ao thông qua lưới lọc để tránh rong, các chất vụn bẩn và các loại cá khác vào ăn mất cá giống.
Cá giống khi mới đưa về thường được các hộ nuôi tắm bằng nước muối 2- 3% trong khoảng 5 phút trước khi thả xuống ao để lọai trừ hết các ký sinh trùng và chống nhiễm trùng các vết thương hoặc vết xây xát trên thân cá
Thức ăn cho cá
Hiện nay, thức ăn cho cá Tra, cá Basa có 2 lọai chính là thức ăn viên công nghiệp và thức ăn hỗn hợp tự chế biến:
Thức ăn viên công nghiệp là thức ăn khô, ép viên do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn viên công nghiệp được tính toán và phối trộn hợp lý các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi. Có thức ăn viên dạng chìm và dạng nổi với các cỡ thức ăn khác nhau cho cá ở từng giai đoạn phát triển. Các hộ nuôi thường ưa dùng dạng thức ăn viên nổi hơn do cá sẽ ăn dễ dàng và không bị chìm xuống bùn, gây khó khăn trong việc theo dõi mức độ ăn của cá. Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn viên công nghiệp còn đảm
bảo vệ sinh môi trường, giúp cá tăng trưởng nhanh và việc vận chuyển, bảo quản cũng dễ dàng hơn, ít tốn công lao động cho khâu chế biến thức ăn và cho cá ăn. Chính vì những ưu điểm đó mà phần lớn các hộ nuôi trồng cá Tra ở các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang… đều dùng TACN theo từng giai đoạn phát triển của cá như sau:
+ Trong 2 tháng đầu cá được cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 28- 30% để tăng cường phát triển.
+ Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm xuống 25-26% bởi tốc độ phát triển của cá trong giai đoạn này đã giảm xuống nên không cần phải cung cấp nhiều đạm như giai đoạn đầu nữa.
+ Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20-22%. Thức ăn tự chế biến là loại thức ăn sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất ra. Các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, quan trọng nhất là đạm có đủ theo yêu cầu. Các nguyên liệu được xay nhuyễn (mịn), trộn đều cùng chất kết dính (bột mì, bột củ sắn, bột lá gòn), nấu chín để nguội và vo thành nắm nhỏ hoặc ép đùn dạng viên cho cá ăn. Tuy nhiên loại thức ăn này nếu không được chế biến cẩn thận sẽ rất dễ dàng khiến cá mắc bệnh. Hơn nữa, việc làm thủ công này tốn rất nhiều thời gian và công sức nên rất ít các hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn này.
Kiểm tra, phòng và chữa bệnh cho cá
Tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi nhưng ít nhất cá tra được kiểm tra tăng trưởng một lần/tháng. Mỗi lần bắt ngẫu nhiên khoảng 25 đến 30 con và cân trọng lượng cá để đánh giá tăng trưởng, đồng thời kiểm tra phát hiện tình trạng sức khỏe, bệnh của cá nuôi.
Ðể phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, các nhà nuôi trồng thường dùng vôi bột hòa nước và tạt đều khắp ao với liều lượng 1,5-2kg/100 m3 nước
ao. Có thể dùng các lọai chế phẩm vi sinh hoặc formol để sử lý và khử trùng nước ao nuôi.
Trong trường hợp cá bị bệnh mà phải dùng đến thuốc kháng sinh thì để sản phẩm có thể được thị trường Mỹ chấp nhận người nuôi phải tuân thủ yêu cầu của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), đó là chỉ được sử dụng 6 loại sau: chorionic ganadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine.