hybridization)
Hiện nay, kỹ thuật lai tại chỗ thƣờng sử dụng mẫu dò đƣợc đánh dấu bằng huỳnh quang thay cho mẫu dò đánh dấu phóng xạ và đƣợc gọi là kỹ thuật FISH (Fluorescence in situ hybridization). Tùy từng loại tế bào và mô có thể thực hiện các kỹ thuật FISH khác nhau.
1.4.4.1. Kỹ thuật lai trên nhiễm sắc thể
* Nguyên tắc: sử dụng một trình tự ngắn của chuỗi DNA sợi đơn (probe DNA) để phát hiện trình tự đích. Các probe đƣợc đánh dấu huỳnh quang sẽ lai với DNA đích trên nhiễm sắc thể ở kỳ giữa hoặc gian kỳ. Nhờ sự
lai của probe với trình tự bổ sung, ta có thể phát hiện, xác định đƣợc vị trí chuỗi DNA đặc hiệu quan sát dƣới kính hiển vi huỳnh quang [2], [15].
1.4.4.2. Kỹ thuật lai trên tế bào và mô
Sử dụng phƣơng pháp lai trên tế bào và mô để nghiên cứu RNA.
* Các bƣớc tiến hành: cố định tế bào và mô, xử lý bằng enzym protease để loại bỏ protein, sau đó bằng enzym DNase để loại bỏ DNA, lai với mẫu dò DNA đặc hiệu đã đánh dấu huỳnh quang, xác định kết quả dƣới kính hiển vi huỳnh quang [2].
Ứng dụng của FISH trong ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình
FISH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý di truyền nhƣ bất thƣờng về số lƣợng nhiễm sắc thể, đột biến mất đoạn gen,...Có rất nhiều nghiên cứu sử dụng FISH để xác định đột biến gen APC. Nuria Gosmez-Fernandez (2009) [99] đã sử dụng 2 loại probe:
- Các probe giúp xác định đột biến mất đoạn các exon của gen APC gọi là cosmid probe có gắn chất huỳnh quang là RP11-3B10. Khi có hiện tƣợng lai đặc hiệu xảy ra, chất gắn trên probe sẽ phát ra màu đỏ.
- Loại probe thứ hai giúp định vị các nhiễm sắc thể. Probe này có gắn
RP11-619D06. Khi lai với NST thì tâm động của NST phát ra màu xanh.
Bệnh nhânBệnh nhân Chị BN khỏe mạnhChị BN khỏe mạnh
Hình 1.10. Hình ảnh xác định đột biến gen APC nhờ kỹ thuật FISH (theo Nuria Gosmez-Fernandez, 2009)
Nghiên cứu FISH trên metaphase với các probe RP11-3B10 (probe đỏ) và RP11-
619D06 (probe xanh) xác định mất toàn bộ gen APC trên bệnh nhân và so sánh với