FAP là hội chứng di truyền trội, gây ra khi một trong hai allen của gen
APC đột biến, điều này có nghĩa là 50% số con của bệnh nhân có thể di truyền gen đột biến. Đây là nguy cơ mắc bệnh FAP ở thế hệ thứ nhất, những ngƣời có thể có hoặc không có triệu chứng ở thời điểm chẩn đoán. Nguy cơ này phụ thuộc vào trạng thái gen của bố mẹ mang gen đột biến [59]. Khoảng 20-30% bệnh nhân FAP mang đột biến mới phát sinh (de novo mutation).
Những ngƣời có liên hệ huyết thống bậc 1 (cha mẹ, anh chị em, con ruột) với một bệnh nhân đã đƣợc chẩn đoán có mắc bệnh FAP sẽ có nguy cơ bị polyp tuyến và ung thƣ đại trực tràng cao hơn so với dân số chung. Do đó, họ cần phải đƣợc tầm soát nguy cơ mắc bệnh nhƣ những ngƣời có nguy cơ cao [46].
Những ngƣời có liên hệ huyết thống bậc 2 (ông bà, dì cô, chú, cậu) hoặc bặc 3 (ông bà cố hoặc anh chị em họ) với bệnh nhân ung thƣ ĐTT sẽ đƣợc tầm soát tƣơng tự nhƣ những ngƣời có nguy cơ trung bình [46].
Đối với những ngƣời có nguy cơ cao, việc tầm soát phải tiến hành sớm hơn. Nội soi đại tràng hiện đang là những phƣơng pháp tầm soát tốt nhất. Xét nghiệm gen có thể phát hiện đột biến ở gen APC, giúp định hƣớng và theo dõi nguy cơ mắc bệnh ở các đối tƣợng có nguy cơ cao ngay cả khi chƣa có biểu hiện bệnh, đồng thời cũng giúp quản lý theo dõi và có hƣớng điều trị kịp thời ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thƣ. Các kỹ thuật sinh học phân tử đã phát hiện đột biến gen APC ở khoảng 80% bệnh nhân FAP ở gia đình bệnh nhân FAP.