7. Kết cấu nội dung của khóa luận
1.3.2. Nội dung những cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và EU bao gồm ba nội dung chính liên quan đến những cam kết về cạnh tranh, đó là: Điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh, Trợ cấp và các quy định về DN thuộc sở hữu nhà nước, DN được cấp đặc quyền hoặc ưu tiên, DN độc quyền chỉ định trong Hiệp định EVFTA.
1.3.2.1. Điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA
Như các Hiệp định FTA khác, điều khoản xử lý hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh cũng là yếu tố then chốt đối với các cam kết liên quan đến cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA. Theo đó, nguyên tắc của chính sách này được đề cập đến ở ngay những điều khoản đầu tiên của chương 10, đó là: “Các Bên công nhận tầm quan trọng của cạnh tranh không bị làm sai lệch trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các Bên. Các Bên
23
thừa nhận rằng hành vi phản cạnh tranh có khả năng làm sai lệch sự vận hành đúng
đắn của thị trường và làm suy giảm lợi ích của tự do hóa thương mại.”
Việt Nam và khi EU khi đàm phán và ký kết Hiêp định EVFTA đã cùng nhau thống nhất một số cam kết về điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh, cụ thể là :
1.3.2.1.1. Cam kết về hành vi phản cạnh tranh
(i) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: là thỏa thuận giữa các DN, quyết định của hiệp hội DN và các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức ép cạnh tranh và khiến thị trường bị một nhóm đối tượng thao túng. Về lâu dài, hành vi này sẽ dẫn đến xóa bỏ cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NTD và gây thiệt hại cho các DN không tham gia việc thỏa thuận. Vì vậy, điểm a Khoản 2 Điều 10.2 Hiệp
định EVFTA đã quy định về việc hạn chế các thỏa thuận cạnh tranh, đó là:
“2. Trong phạm vi lãnh thổ tương ứng của mỗi Bên, pháp luật cạnh tranh phải
xử lý một cách hiệu quả:
(a) thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh;”
(ii) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của một hoặc nhiều DN. Trong bản gốc, Hiệp định EVFTA có sử dụng thuật ngữ “Dominant” trong Điểm b
Khoản 2 Điều 10.2 và theo bản dịch tiếng việt Hiệp định EVFTA11 của Trung tâm WTO,
“dominant” có nghĩa là “thống lĩnh” của DN. Tuy nhiên, “dominant” theo từ điển Anh - Việt có nghĩa là “thống trị, có ưu thế hơn, và có ảnh hưởng lớn và chi phối”. Vì vậy, có thể thấy, bản dịch này chưa thể hiện đầy đủ và toàn bộ ý nghĩa của “dominant” và khi áp dụng vào Việt Nam, chúng ta nên hiểu “dominant” có nghĩa là cả “thống lĩnh” và “độc quyền”. EVFTA - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu cũng đã có quy định về hành vi lạm dụng VTTLTT, vị trí độc quyền tại điểm b khoản 2 Điều 10.2 theo đó trong phạm vi lãnh thổ của mình, PLCT mỗi bên phải xử lý một cách hiệu quả các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của một hoặc nhiều DN. Tuy nhiên, cần lưu ý, CSCT của EU không ngăn cấm việc có vị trí thống lĩnh của các DN mà chỉ ngăn cản việc lạm dụng vị trí thống lĩnh gây cản trở đến cạnh tranh hiệu quả, ví
24
dụ như các hành vi bán dưới giá thành làm suy yếu đối thủ, hoặc các thỏa thuận cung cấp phân phối độc quyền để loại bỏ đối thủ cạnh tranh…
(iii) Tập trung quyền lực giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu quả: Cũng tương tự như hành vi lạm dụng VTTLTT, hành vi tập trung quyền lực giữa các DN cũng là một trong những hành vi gây tác động rất lớn đến thị trường CTLM của thị trường. Hành vi này được quy định tại Điểm b khoản 2 Điêu 10.2 Hiệp
định EVFTA, theo đó, hành vi tập trung quyền lực giữa các DN gây cản trở đáng kể đến
cạnh tranh hiệu quả cũng bị yêu cầu bởi PLCT của mỗi bên trong phạm vi lãnh thổ của mình.
1.3.2.1.2. Những cam kết về tổ chức thực hiện liên quan đến hành vi phản cạnh tranh
(i) Tự chủ trong xây dựng và thực thi luật cạnh tranh của mình: Về quyền
tự chủ trong xây dựng và thi hành PLCT, Khoản 1 Điều 10.3 Hiệp định EVFTA có yêu cầu mỗi Bên tham gia ký kết Hiệp định phải duy trì quyền tự chủ trong xây dựng và thực thi LCT của mình. Việt Nam và các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu được quy định phải thông qua hoặc duy trì LCT quốc gia mình nhằm nghiêm cấm các hành vi kinh doanh phản cạnh tranh và nỗ lực áp dụng các luật này cho tất cả các hoạt động thương mại trên lãnh thổ của họ. Hiệp định EVFTA yêu cầu các văn bản pháp lý về cạnh tranh của các nước thành viên phải quy định nghiêm cấm các hành vi cấu kết có hệ quả làm sai lệch hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường CTLM, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phúc lợi NTD.
(ii) Cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh
Theo Khoản 2 Điều 10.3 Hiệp định EVFTA, mỗi Bên phải duy trì các cơ quan chịu trách nhiệm áp dụng đầy đủ và thực thi có hiệu quả PLCT, và đảm bảo rằng các cơ quan được trang bị phù hợp và có quyền hạn cần thiết để thực hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, Hiệp định này cũng nhấn mạnh vào sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các bên về thực thi quy chế cạnh tranh. Cam kết phối hợp bao gồm việc trao đổi các thông tin không bí mật và/hoặc công khai giữa các bên và nghĩa vụ thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh của bên kia về các hoạt động thực thi. Ngoài ra, EVFTA cũng yêu cầu sự hợp tác trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh của một bên yêu cầu sự trợ giúp của bên kia trong việc xử lý các hành vi chống cạnh tranh. Điều này có thể liên quan đến việc trao đổi thông tin để cơ quan quản lý
25
cạnh tranh lập hồ sơ, hoặc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia có thể yêu cầu cơ quan ở quốc gia khác có hành động cưỡng chế đối với một DN có hành vi phản cạnh tranh làm ảnh hưởng tiêu cực đến DN của nước kia.
(iii) Đối tượng áp dụng Pháp luật cạnh tranh: Một trong những nguyên tắc
đóng vai trò nền tảng trong Hiệp định EVFTA đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử và xử lý công bằng giữa cả DNNN và DN tư nhân. Nguyên tắc này được quy định rõ trong khoản 3, 4 Điều 10.3 của Hiệp định này:
“3. Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối
tượng của luật cạnh tranh theo Điều 10.2 (Khuôn khổ pháp lý).
4. Mỗi Bên phải áp dụng pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch và không phân biệt đối xử đối với cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tôn trọng các nguyên tắc công bằng trong tố tụng và quyền được bảo vệ của doanh nghiệp liên quan.”
(iv) Các nguyên tắc trong tố tụng cạnh tranh: Cũng theo Khoản 4 Điều 10.3 Hiệp
định EVFTA yêu cầu mỗi bên ký kết phải tôn trọng các nguyên tắc công bằng, bình đẳng
giữa các đối tượng liên quan và quyền được bảo vệ của các DN liên quan. Ngoài ra,khi tranh chấp phát sinh, Điều 10.13 của Hiệp định EVFTA cũng quy định rõ ràng rằng, không bên nào được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh tại Mục A (Hành vi phản cạnh tranh) và Điều 10.8 của Chương này.
(v) Miễn trừ trong Luật Cạnh tranh: Trong một số trường hợp, các hành vi phản
cạnh tranh nếu mang lại lợi ích cho NTD, tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tăng cường sức mạnh của cạnh tranh của DN, thì có thể được hưởng miễn trừ. Đồng thời, để đảm bảo các nhiệm vụ công ích cụ thể của DN, Khoản 5 Điều 10.3 Hiệp định
EVFTA quy định các miễn trừ áp dụng PLCT của một Bên phải được giới hạn trong
phạm vi nhiệm vụ công ích đó, phải tương ứng với mục tiêu chính sách công tương ứng và phải minh bạch.
1.3.2.2. Trợ cấp trong Hiệp định EVFTA
Việt Nam và Liên minh châu Âu thống nhất rằng các Bên đều có quyền trợ cấp để thực hiện mục tiêu chính sách công khi cần thiết. Tuy nhiên, một số dạng trợ cấp nhất định có thể có tác động đến sự vận hành đúng đắn của thị trường và làm suy giảm lợi ích của quá trình tự do hóa thương mại. Vì vậy, hai Bên đã thống nhất một số nguyên
26
tắc khi đưa ra các chính sách và chương trình trợ cấp trên cơ sở tương thích với các nguyên tắc của WTO, tương tự các Hiệp định FTA khác của hai Bên và đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của mỗi Bên. Cụ thể như sau:
(i) Các Bên phải đảm bảo rằng các DN khi nhận được trợ cấp để thực hiện một mục tiêu chính sách công thì cần phải sử dụng đúng mục đích khoản trợ cấp đó.
(ii) Các Bên có nghĩa vụ đảm bảo tính minh bạch khi cung cấp các khoản trợ cấp dành riêng cho DN khi khoản trợ cấp đó có giá trị vượt quá ngưỡng quy đổi tương đương 10 tỷ VNĐ trong khoảng thời gian 3 năm. Lưu ý rằng không phải bất kỳ khoản hỗ trợ nào của nhà nước dành cho DN cũng là trợ cấp dành riêng thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này.
(iii) Các Bên cũng cam kết khi trợ cấp cho một DN dưới hình thức xử lý nợ hoặc hỗ trợ DN gặp khó khăn thì sẽ có những giới hạn và điều kiện để DN có trách nhiệm trong việc nhận được hỗ trợ và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
(iv) Ngoài ra, Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng thiết lập một cơ chế tham vấn để nỗ lực cùng nhau đối thoại hoặc xử lý khi có quan ngại về tác động bất lợi của trợ cấp dành riêng tới quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai Bên. Hai Bên cũng sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát hiệu quả sử dụng trợ cấp
Các quy định về trợ cấp nói trên được quy định trong chương về CSCT, tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, CSCT của mỗi quốc gia đều rất rộng và PLCT chỉ là một phần nhỏ trong chính sách này. Trong LCT Việt Nam hiện hành, cụ thể là LCT năm 2018 cũng không có quy định về vấn đề này. Vì vậy, tác giả sẽ không nghiên cứu và đưa ra đánh giá những cam kết về trợ cấp trong Hiệp định EVFTA.
1.3.2.3. Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu tiên, doanh nghiệp độc quyền chỉ định trong Hiệp định EVFTA
Chương 11 của Hiệp định EVFTA có quy định về ba nhóm DN đặc biệt chịu sự điều chỉnh, đó là: (i) Doanh nghiệp nhà nước, (ii) Doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu tiên đặc biệt, (iii) Doanh nghiệp độc quyền chỉ định.
Hiệp định EVFTA cũng quy định ba nhóm tiêu chí để xác định một DNNN hoặc các hoạt động của một DNNN có thuộc diện điều chỉnh của Chương 11 Hiệp định này hay không, gồm: (i) Tiêu chí về nguồn gốc vốn sở hữu hoặc phạm vi quyền; (ii) Tiêu chí về lĩnh vực hoạt động; (iii) Tiêu chí về quy mô doanh thu.
27
Theo đó, một DNNN hoặc phần hoạt động của DNNN chỉ bắt buộc phải tuân thủ cam kết tại Chương 11 EVFTA khi đáp ứng đồng thời cả ba tiêu chí này. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp thuộc ba nhóm nêu trên đều sẽ thuộc diện điều chỉnh và phải tuân thủ các cam kết trong Hiệp định EVFTA, theo đó, EVFTA có quy định giới hạn cụ thể về phạm vi các DNNN thuộc diện điều chỉnh, bao gồm:
- Giới hạn DNNN áp dụng chung cho tất cả các Bên trong Hiệp định (Việt Nam, EU và các nước thành viên EU)
- Cả ngoại lê chung cho cả Việt Nam và EU về trường hợp DNNN hoặc hoạt động của DNNN không thuộc diện điều chỉnh của Chương 11 Hiệp định EVFTA.
- Các ngoại lệ riêng về một số DNNN nhất định (chủ yếu là ngoại lệ riêng cho Việt Nam).
Mặt khác, căn cứ theo Khoản 1 Điều 28 LCT năm 2018 quy định về kiểm soát DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp: (i) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước (ii) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, ((iii) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể thấy việc kiểm soát các DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước (hay chính là độc quyền trong pháp luật DN) được thực hiện bằng những biện pháp đặc biệt. Hay nói cách khác, DN độc quyền Nhà nước, DN thuộc sở hữu nhà nước, DN được cấp đặc quyền hoặc ưu tiên, DN độc quyền chỉ định trong Hiệp định EVFTA sẽ không chịu sử điều chỉnh của LCT mà sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật chuyên ngành quy định trực tiếp các lĩnh vực độc quyền. Do đó, trong pham vi khóa luận của mình, tác giả sẽ không tiến hành nghiên cứu và hay đưa ra đánh giá về vấn đề này.
28
Chương 1 đã giải quyết được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề cơ bản về khái niệm cạnh tranh, chính sách và PLCT;
trong đó đã phân tích các quan điểm nhận thức khác nhau về cạnh tranh trong khoa học kinh tế và trong khoa học pháp lý hiện nay. Trên cơ sở đó, thấy được tầm quan trọng và vai trò của chính sách và PLCT đối với việc đảm bảo một môi trường CTLM, minh bạch và hiệu quả cho các DN kinh doanh trên thị trường.
Thứ hai, giới thiệu khái quát về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Châu Âu. Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một hiệp định thế hệ mới với nhiều cam kết cao hơn quy định của WTO về mở cửa thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, phát triển bền vững, giải quyết tranh chấp. EU đã dành cho Việt Nam một số ưu đãi trong việc thực hiện EVFTA; đây vừa là thiện chí của EU, vừa thể hiện quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Thứ ba, trong chương này, tác giả cũng chỉ ra các tác động của hiệp định EVFTA
đến Việt Nam, bao gồm tác động về thương mại, tăng trưởng kinh tế, ngân sách nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là những cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định Và
cuối cùng, Chương 1 đưa ra ba nội dung chính liên quan đến những cam kết về cạnh
tranh Hiệp định EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và EU, đó là: Điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh, Trợ cấp và các quy định về DN thuộc sở hữu nhà nước, DN được cấp đặc quyền hoặc ưu tiên, DN độc quyền chỉ định trong Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, trên cơ sở pháp luật và phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ tập trung phân tích và đưa ra đánh giá về nội dung đầu tiên, bao gồm những những cam kết liên quan đến điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh và những cam kết tổ chức thực hiện liên quan đến hành vi phản cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỚI NHỮNG CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA
29
Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ