7. Kết cấu nội dung của khóa luận
2.1.2. Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của một
nhiều doanh nghiệp
Thứ nhất, quy định về hành vi lạm dụng VTTLTT.
(i) Quy định về xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
PLCT của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về VTTLTT mà chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh và các căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh. Theo quy định tại Điều 24 LCT năm 2018, DN hoặc nhóm DN có vị trí thống lĩnh khi thuộc một trong những trường hợp sau:
(i) Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp được coi là có VTTLTT nếu có SMTT
đáng kể được xác định theo Điều 26 LCT năm 2018. Đây là điểm mới của LCT năm 2018 so với LCT năm 2004 khi LCT năm 2004 chỉ quy định DN được coi là có VTTLTT nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Như vậy, dựa theo quy định LCT mới, SMTT đáng kể của DN phải là chứng minh thực tế mà không phải là suy đoán.
(ii) Trường hợp thứ hai, một DN có VTTLTT nếu có thị phần từ 30% trở lên trên
thị trường liên quan. Trong trường hợp này, pháp luật đã hoàn toàn dựa vào thị phần để xác định VTTLTT mà thị phần của DN trên thị trường liên quan được xác định theo
Khoản 1 Điều 10 LCT năm 2018. PLCT Việt Nam cũng có quan điểm về VTTLTT
giống các quốc gia khác là khả năng của DN có thể chi phối giá, chi phối các yếu tố cơ bản của thị trường. Tuy nhiên, PLCT Việt Nam vẫn sử dụng tiêu chí thị phần để xác định VTTLTT; bởi đây là tiêu chí mang tính chất định lượng, dễ xác định.
(iii) Trường hợp thứ ba, nhóm DN có VTTLTT. Nếu như LCT năm 2004 quy
33
sung thêm một trường hợp nữa là “Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85%
trở lên trên thị trường liên quan”. Thêm vào đó, nhóm DN có VTTLTT theo quy định
trên không bao gồm DN có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Có thể thấy, để tránh việc xác định sai lệch VTTLTT của DN, ngoài tiêu chí ngưỡng thị phần 30%, LCT năm 2018 xây dựng hệ thống tiêu chí xác định SMTT đáng kể một cách đầy đủ, phù hợp hơn bổ sung thêm các yếu tố khác ngoài yếu tố thị phần để xác định DN, nhóm DN được coi là có VTTLTT. Các yếu tố để xác định SMTT đáng kể của một công ty căn cứ vào một số tiêu chí liên quan đến tương quan thị phần giữa các DN; quy mô và năng lực tài chính của DN; những lợi thế về công nghệ, cơ sở hạ tầng… Điều này là phù hợp đảm bảo xác định chính xác SMTT của DN và phản ánh đúng thực tiễn cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cũng đảm bảo tuân thủ cam kết của EVFTA về mở rộng các vấn đề được đề cập trong khi đảm bảo tính hiệu quả để xác định chính xác hành vi lạm dụng quyền thống trị.
Tuy nhiên, quy định về xác định DN, nhóm DN có VTTLTT theo PLCT Việt Nam chưa tương thích hoàn toàn với cam kết của EVFTA, cụ thể là quy định xác định hành vi lạm dụng VTTLTT của một hoặc nhiều DN. Theo đó, điều kiện đủ để hình thành nhóm DN thống lĩnh trên thị trường là tổng thị phần của hai DN từ 50% trở lên; ba DN là 65% trở lên; bốn DN là 75% trở lên trên thị trường liên quan, và năm DN trở lên trên thị trường liên quan là từ 85%12. Tuy nhiên, xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, pháp luật của họ đều quy định nhóm DN có VTTLTT tối đa là bốn DN cùng hành động để hạn chế cạnh tranh. Thậm chí, trong PLCT của Hoa Kỳ còn không có quy định về vấn đề lạm dụng vị trí thống lĩnh của nhóm DN này. Mặc dù vậy, quy định về nhóm DN có VTTLTT theo LCT 2018 có thể lên đến hơn 05 DN, mà thay vào đó là quy định giới hạn các DN thuộc nhóm DN có VTTLTT phải có thị phần từ 10% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên theo cam kết EVFTA hay PLCT nói chung của Liên minh Châu Âu EU, chưa đề cập tới con số cụ thể về nhóm DN có VTTLTT sẽ từ bao nhiêu DN trở lên.
(ii) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: LCT năm 2018 đã quy định
cụ thể về khái niệm13 của hành vi lạm dụng VTTLTT của các DN hay nhóm DN có VTTLTT, theo đó hành vi lạm dụng VTTLTT là hành vi của các DN, nhóm DN được 12 Điểm d, Khoản 2, Điều 24 Luật Cạnh tranh năm 2018
34
coi là có VTTLTT gây tác động hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải hành vi lạm dụng VTTLTT nào gây tác động, hoặc có khả năng gây tác động HCCT đều bị cấm cũng bị cấm mà chỉ bị cấm khi thuộc những hành vi quy định
tại Khoản 1 Điều 27 LCT năm 2018:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; - Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản DN khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ DN khác;
- Áp đặt điều kiện cho DN khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu DN khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản DN khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ DN khác;
- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của DN khác; - Hành vi lạm dụng VTTLTT bị cấm theo quy định của luật khác.
Mặc dù quy định “hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định
của luật khác” có vẻ như một điều khoản quét nhằm dự liệu, “quét” hết cả các hành vi
lạm dụng VTTLTT chưa được liệu kê trước đó, nhưng thực chất quy định này không thực sự là một điều hoản quét. Bởi, điều khoản quét phải là điều khoản chung nhưng phản án được tính chất đặc trưng nhất của hành vi là dẫn đến hoặc có thể dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản vieejcc tham gia hoặc mở rộng thị trường của daonh nghiệp khác hoặc gây ra hoặc có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng. Rõ ràng, quy định về hành vi lạm dụng VTTLTT của LCT năm 2018 vẫn mang tính đóng khung , không phù hợp với hội nhập quốc tế không ngừng của Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, quy định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
(i)Quy định về xác định DN có vị trí độc quyền
Tại Điều 25 của LCT năm 2018 đã có định nghĩa khái quát về DN có vị trí độc quyền: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào
35
cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.” Dưới góc độ lý thuyết, vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại của cạnh tranh trên thị trường liên quan bởi tại đó chỉ có duy nhất một DN đang được hoạt động. Do đó, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan cạnh tranh chỉ cần xác định hai vấn đề là thị trường liên quan và số lượng các DN đang hoạt động trên thị trường.
Một DN khi có vị trí độc quyền, thị trường sẽ trao cho nó quyền lực tuyệt đối của mình, đó là khả năng của DN trong việc tác động tới giá của của một loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy, độc quyền là thuật ngữ để chỉ việc doanh nghiêp nào đó duy nhất tồn tại trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Có hai loại độc quyền là độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) và độc quyền cầu (độc quyền mua) trên thị trường và khi xảy ra đều đem lại cho DN độc quyền khả năng khống chế ý của đối tác hoặc của khách hàng.
(ii) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. EU và Việt Nam đã đồng ý một phần
về hành vi chống độc quyền và hợp nhất (hành vi phản cạnh tranh), bao gồm nghĩa vụ duy trì LCT và các cơ quan hữu quan và để áp dụng luật trong một môi trường minh bạch và không phân biệt đối xử. Điều này có nghĩa là các công ty hoạt động tại Việt Nam cần tôn trọng các nguyên tắc cạnh tranh cơ bản giống như ở Châu Âu và đồng thời, các công ty hoàn toàn yên tâm rằng quyền của họ trong các thủ tục cạnh tranh sẽ được tôn trọng (công bằng về thủ tục) và họ có thể đến cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam để yêu cầu họ để đảm bảo một môi trường cạnh tranh hiệu quả. Để đạt được mục tiêu như vậy, PLCT hiện hành quy định DN có vị trí độc quyền bị cấm thực hiện các hành vi14, đó là hành vi lạm dụng dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác. Như vậy, có thể thấy PLCT VN đã coi lạm dụng vị trí độc quyền là một trường hợp đặc biệt của thống lĩnh thị trường và điều này đặc biệt phù hợp với cam kết cạnh tranh quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10.2 Hiệp định EVFTA. Đồng thời, bằng những quy định này, PLCT Việt Nam hứa hẹn sẽ giải quyết một cách triệt để và hiệu quả các hành vi lạm dụng vị trí của các DN, nhóm DN độc quyền, tạo ra một môi trường CTLM.
36