Quy định về miễn trừ trong Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 52 - 55)

7. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.2.5. Quy định về miễn trừ trong Luật Cạnh tranh

Khoản 5 điều 10.3 Hiệp định EVFTA có quy định các miễn trừ áp dụng PLCT,

theo đó các miễn trừ áp dụng PLCT của một Bên phải được giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ công ích, tương ứng với mục tiêu chính sách công mong muốn và phải minh bạch. Đây là một nội dung đã được PLCT tương thích và phù hợp tương đối đầy đủ.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không phải lúc nào cũng mang lại tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Các quy định về miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận trên cả những mặt tiêu cực và mặt tích cực của hành vi. Có một số quan điểm cho rằng, cơ sở của việc miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là từ quan điểm về quyền tự do kinh doanh. Theo quan điểm này: “Tự do kinh doanh là quyền của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Các chủ thể tham gia thị trường có quyền chủ động trong việc liên kết, thiết lập các mối quan hệ để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Pháp luật sẽ không can thiệp nếu sự kết hợp đó không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính

đang của người khác.” Theo quan điểm cá nhân tác giả, quan điểm trên đúng nhưng

chưa đủ. Bởi bất kỳ vấn đề nào, cũng cần được xem xét tính hai mặt của chúng. Có thể có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây tác động xấu tới các DN khác, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thật nhưng bên cạnh đó, có không ít những thỏa thuận mặc dù bị coi là hạn chế cạnh tranh nhưng lại mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế và mang lại sản phẩm, hàng hóa chất lượng tốt, giá cả phải chăng cho NTD. Do cân nhắc lợi và hại mà những hành vi đó mang lại, pháp luật đã quy định những trường hợp được hưởng miễn trừ có thời hạn và có điều kiện đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đã được trong LCT năm 2018.

PLCT Việt Nam nghiêm cấm những hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh đúng nghĩa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xem xét tới khả năng gây ảnh hưởng tới thị trường hay lợi ích mà hành vi mang lại, pháp luật không cấm hết, mà có những trường hợp được xem xét hưởng miễn trừ.

Theo quy định tại Điều 14 LCT năm 2018, phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ bao gồm 8 dạng hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10

45

và 11 Điều 11 LCT được xem xét miễn trừ việc bị cấm theo nguyên tắc hợp lý. Cụ thể, nếu các hành vi thỏa thuận nêu trên có lợi cho NTD và thoả mãn một trong các điều kiện sau đây sẽ được miễn trừ có thời hạn, cụ thể là:

(i)Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

(ii) Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế;

(iii) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

(iv) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

Có thể nói, PLCT đã đáp ứng tương thích một phần đối với quy định về miễn trừ trong Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, LCT năm 2018 không đưa ra các yếu tố định lượng cụ thể, miễn là các thoả thuận đó có lợi cho NTD và đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện nêu trên, sẽ thuộc trường hợp được miễn trừ trong một thời hạn nhất định. Đây là một trong những lỗ hổng và có thể gây ra phản tác dụng trong trường hợp DN có hành vi phản cạnh tranh tiêu cực đối với thị trường. Ngoài ra, mặc dù những quy định miễn trừ này đã góp phần tạo cho DN có điều kiện phát huy sức mạnh, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các DN yếu thế trên thị trường, tạo cơ hội tốt trong tận dụng các nguồn lực DN để phát triển kinh tế, nhưng trên thực tế rất khó để có thể xác định và định nghĩa liệu như thế nào là “thỏa thuận có tác động trong việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công

nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ” hay thỏa thuận đó tác động như thế nào

để có thể “tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế”. Vì vậy, sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong các quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận cạnh tranh đã không tương thích với cam kết trong Hiệp định EVFTA và có thể gây ra những hậu quả không đáng có đối với thị trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nghiên cứu và phân tích sự tương thích giữa các quy định của PLCT Việt Nam và các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA. Qua đó, có thể thấy PLCT hiện hành đã tương đối phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định EVFTA

46

Thứ nhất, quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: LCT năm 2018 đã tương

đối phù hợp với xu hướng của LCT ở các nước phát triển trên thế giới nói chung cũng như tương thích và tuân thủ Hiệp định EVFTA nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa tương thích đối với Hiệp định EVFTA liên quan đến chế tài hành vi của hiệp hội ngành nghề gây hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh.

Thứ hai, quy định về hành vi lạm dụng VTTLTT, vị trí độc quyền

Một là, hành vi lạm dụng VTTLTT: LCT 2018 xây dựng hệ thống tiêu chí xác

định SMTT đáng kể một cách đầy đủ, phù hợp hơn bổ sung thêm các yếu tố khác ngoài yếu tố thị phần để xác định DN, nhóm DN được coi là có VTTLTT đảm bảo tuân thủ cam kết của EVFTA. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng chưa tương thích hoàn toàn với hiệp định EVFTA về số lượng DN trong nhóm DN có VTTLTT.

Hai là, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền: PLCT VN coi lạm dụng vị trí độc

quyền là một trường hợp đặc biệt của thống lĩnh thị trường và điều này đặc biệt phù hợp với cam kết cạnh tranh quy định tại Hiệp định EVFTA. Theo đó, Việt Nam đã tương thích một phần về hành vi chống độc quyền và hợp nhất bao gồm nghĩa vụ duy trì LCT và các cơ quan hữu quan và để áp dụng luật trong một môi trường minh bạch và không phân biệt đối xử.

Thứ ba, tập trung kinh tế: LCT hiện hành đã thể hiện được quan điểm tiến bộ là

luôn tôn trọng và cho phép DN được quyền thông qua hoạt động tập trung kinh tế để phát triển kinh doanh, phát triển DN và chỉ can thiệp trong trường hợp việc tập trung kinh tế có tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh. Như vậy, LCT hiện hành của Việt Nam đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định cạnh tranh về tập trung kinh tế hay tập trung quyền lực giữa các DN gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu quả được cam kết trong EVFTA.

Thứ tư, quy định về tính tự chủ trong xây dựng và thực thi LCT: PLCT Việt Nam

hiện nay đã có quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực thi các vấn đề liên quan tới cạnh tranh. Tuy nhiên, việc hoạt động của cơ quan cạnh tranh chưa mang tính độc lập, gây ra mất tự chủ trong quá trình thực thi LCT. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại vấn đề LCT và Luật chuyên ngành chồng chéo hay pháp luật chuyên ngành có quy định về hành vi cạnh tranh nhưng không đúng và đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi mà PLCT đã quy định

Thứ năm, quy định về cơ quan thực thi cạnh tranh đã đáp ứng và tuân theo các

47

đảm bảo cơ quan này chịu trách nhiệm hoàn toàn, được trang bị thích hợp và thực thi hiệu quả LCT, tương thích với cam kết trong Điều 10.3.2 của Hiệp định EVFTA. Mặt khác, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong PLCT liên quan đến tính minh bạch, độc lập và hiệu quả thực thi của Cục quản lý cạnh tranh DN nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam:

Thứ sáu, quy định về đối tượng của PLCT về cơ bản đã tương thích với quy định

về khuôn khổ pháp lý đối với các đối tượng áp dụng trong Hiệp định EVFTA

Thứ bảy, quy định về các nguyên tắc trong tố tụng cạnh tranh: Nguyên tắc áp

dụng công bằng trong thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Khoản 4 Điều 10.3 Hiệp định EVFTA đã được PLCT của Việt Nam tương thích triệt để, không có sự phân biệt đối xử giữa các DN có quốc tịch khác nhau, tính minh bạch cũng đã được luật quy định ở mức độ nhất định, không có sự đối xử bất công giữa DN quốc tịch khác nhau hay các hình thức sở hữu của DN trong thủ tục tố tụng.

Thứ tám, quy định về miễn trừ trong LCT: PLCT đã đáp ứng tương thích một

phần đối với quy định về miễn trừ trong Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, LCT năm 2018 không đề cập tới một định mức điều kiện cụ thể, miễn là các thoả thuận đó có lợi cho NTD và đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện nêu trên, sẽ thuộc trường hợp được miễn trừ trong một thời hạn nhất định.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM THEO NHỮNG CAM KẾT GIA

NHẬP HIỆP ĐỊNH EVFTA

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)