Quy định về đối tượng áp dụng

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.2.3. Quy định về đối tượng áp dụng

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, là động lực phát triển nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Luật và CSCT có vai trò tạo lập nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh và điều tiết hoạt động cạnh tranh trong mọi ngành, lĩnh vực. Do đó, LCT cần được áp dụng với mọi đối tượng kinh doanh trên thị trường.

Điều 2 LCT năm 2004 quy định: “Luật này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân

kinh doanh…; 2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam”. Có thể thấy, quy định

như vậy mặc dù chưa bao quát hết các đối tượng, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các hành vi cạnh tranh bị điều chỉnh mà không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh hay hiệp hội ngành nghề nhưng về cơ bản đã tương thích với quy định về khuôn khổ pháp lý đối với các đối tượng áp dụng Khoản 3 Điều 10.3 Hiệp định EVFTA, đó là:

Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối tượng của

luật cạnh tranh theo Điều 10.2”.

LCT năm 2018 hiện hành bên cạnh việc duy trì những quy định pháp luật trên, đã mở rộng thêm đối tượng áp dụng gồm mọi đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, đó là: “Cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.” Quy định này đã thiết lập một

sân chơi bình đẳng cho tất cả các DN, bao gồm cả các DNNN và các DN tư nhân khác, bao gồm cả quốc tế và quốc gia. Cùng với đó, LCT năm 2018 cũng bổ sung một số điều khoản nghiêm cấm CQNN thực hiện một số hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như phân biệt đối xử giữa các DN, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh,... Mặt khác, các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài cũng sẽ phải sự chịu sự điều chỉnh của PLCT Việt Nam nếu các tổ chức này tham gia trong hành vi phản cạnh tranh. Rõ ràng, sự bổ sung này giải quyết

43

khó khăn trong việc xử lý các hành vi phản cạnh tranh của các tổ chức nước ngoài, có thể được điều chỉnh bởi luật thương mại quốc tế

Việc mở rộng đối tượng áp dụng này của LCT đã bao quát mọi chủ thể có thể thực hiện hành vi vi phạm PLCT, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam (xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn thường ban hành các quyết định hành chính can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của DN, có thể gây tổn hại tới cạnh tranh trên thị trường), giảm thiểu việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một hoặc một nhóm các DN nào đó đến mức gây bất bình đẳng trong cạnh tranh. Đồng thời, việc mở rộng này cũng là một chính sách phù hợp vào đáp ứng yêu cầu trong điều khoản đối tượng áp dụng của Hiệp định EVFTA.

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)