Quy định về cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.2.2. Quy định về cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh

40

Theo LCT năm 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định bao gồm Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD và Hội đồng cạnh tranh, được thành lập bởi Bộ Công Thương, có nhiệm vụ:

(i)Điều tra các vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh (tức là lạm dụng vị trí thống lĩnh, kiểm soát sáp nhập, các thỏa thuận hạn chế) và các vụ việc liên quan đến không công bằng thông lệ cạnh tranh;

(ii)Đánh giá các yêu cầu miễn trừ các thỏa thuận hạn chế và các điều khoản kiểm soát sáp nhập, đồng thời chuẩn bị các kiến nghị lên Bộ Công Thương hoặc Thủ tướng Chính phủ để họ đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, LCT hiện nay quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại 2 loại cơ quan cạnh tranh kể trên. Đây là một trong những điểm mới vô cùng quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, LCT quy định cụ thể mô hình, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhằm bảo đảm vị thế và tính độc lập của cơ quan này trong tiến hành tố tụng cạnh tranh qua đó tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan này. Trong tố tụng cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan tiến hành thông suốt các hoạt động tố tụng từ phát hiện, điều tra đến xử lý đối với hành vi VPPL về cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Như vậy, quy định của PLCT về cơ quan thực thi cạnh tranh hiện nay đã đáp ứng và tuân theo các mô hình cơ quan cạnh tranh tiêu chuẩn trên thế giới và đảm bảo cơ quan này chịu trách nhiệm hoàn toàn và thực thi hiệu quả LCT. Đồng thời, những quy định này cũng đảm bảo các cơ quan cạnh tranh được trang bị thích hợp và có thẩm quyền cần thiết để thực hiện trách nhiệm của mình, tương thích với cam kết trong Điều 10.3.2 của Hiệp định EVFTA.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong PLCT liên quan đến tính minh bạch, độc lập và hiệu quả thực thi của Cục quản lý cạnh tranh DN nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam:

Thứ nhất, về tính độc lập: Nhiều quan điểm cho rằng CQCT là một đơn vị thuộc

41

CQCT và chắc chắn làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi pháp luật, CSCT. Các yếu tố được coi là ảnh hưởng đến tính độc lập của CQCT là (i)Vị trí người lãnh đạo của CQCT do ai bổ nhiệm, (ii) CQCT nằm trong cơ cấu Chính Phủ hay không? Và (iii) có tự chủ về ngân sách hoạt động hay không? Trong bối cảnh khi mà các DNNN vẫn đang nắm giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thi chính các DN này là đối tượng điều tra của CQTT. Trong khi, Bộ Công Thương lại là cơ quan chủ quản của nhiều tập đoàn, công ty lớn thì việc để CQT trực thuộc Bộ Công Thương như hiện nay sẽ có thể dẫn tới việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và rõ ràng, CQCT sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, về tính minh bạch: Yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động của CQCT vừa có ý nghĩa là công cụ giám sát hoạt động của CQCT, đảm bảo hoạt động đúng đắn của nó, vừa có ý nghĩa nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về LCT, góp phần hạn chế hành vi vi phạm. Thực tiễn cho thấy các cơ quan thực thi LCT Việt Nam thời gian qua tuy có công bố hồ sơ về các vụ việc lạm dụng vị trí TLTL được điều tra, xử lý. Song nội dung công bố thưởng chỉ trong phạm vi một trang thông tin cho mỗi vụ việc, trong đó thường thiếu những lý giải, cơ sở cho việc vận dụng các quy định luật vào các tình tiết cụ thể. Điều này rõ ràng thể hiện tính thiếu minh bạch và dẫn tới việc tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN cũng sẽ không cao.

Thứ ba, về điều tra và xử lý hành vi CTKLM: trong giai đoạn từ năm 2017 đến

2021, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh với 18 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về CTKLM theo LCT 2018, thu về tổng số tiền phạt 1,621,000,000 đồng. Các hành vi CTKLM bị điều tra và xử lý tập trung chủ yếu vào các dạng hành vi: quảng cáo nhằm CTKLM, dèm pha DN khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính (theo LCT 2018, bán hàng đa cấp bất chính được liệt kê là một trong các hành vi CTKLM). Mặc dù vậy, sau 2 năm LCT 2018 có hiệu lực, việc triển khai tổ chức thực thi LCT 2018 còn gặp phải khó khăn do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được thành lập nên công tác điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm PLCT trong giai đoạn 2019-2021 không thể triển khai theo quy định..

Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân việc xử lý các vụ việc cạnh tranh của Cục quản lý cạnh tranh hiện nay chưa thực sự minh bạch và hiệu quả, dẫn đến không lấy được lòng tin của các bên liên quan. Ngoài ra, tại thời điểm hiện tại, Cục Cạnh tranh

42

cũng không tiến hành được công tác điều tra, xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh theo LCT năm 2018 (do Nghị định quy định về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được ban hành) mà chỉ tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại của các bên liên quan liên quan đến các hành vi có dấu hiệu vi phạm PLCT để làm rõ sự việc và đưa ra các khuyến cáo cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi CTKLM diễn ra trên thị trường và củng cố hồ sơ để xử lý sau khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được thành lập.

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)