7. Kết cấu nội dung của khóa luận
3.3. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Pháp luật Cạnh tranh
tranh Việt Nam và phù hợp với những cam kết quốc tế của Hiệp định EVFTA
Thứ nhất, nội luật hóa các quy định PLCT sao cho phù hợp. Ngoài việc ban hành, sửa đổi và bổ sung văn bản quy phạm PLCT trong nước để chuyển hóa nội dung ĐƯQT, cần thiết lập một cơ chế thực hiện ĐƯQT một cách linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích triển khai thực hiện ĐƯQT một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Hiến pháp và Luật về ký kết và thực hiện ĐƯQT có thể quy định trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thực hiện ĐƯQT của Pháp, Nga, đặc biệt là Mỹ,..nên quy định việc áp dụng trực tiếp ĐƯQT mà không cần có đạo luật chuyển hóa của các cơ quan lập pháp, trừ những trường hợp được ĐƯQT không đủ cụ thể để có thể áp dụng.
Thứ hai, ưu tiên áp dụng Hiệp định EVFTA trong giải quyết các vụ việc thực
tiễn.Vấn đề về mối quan hệ pháp lý truyền thống, nền tảng của pháp luật Việt Nam và ĐƯQT (trong trường hợp này là Hiệp định EVFTA) cần được quy định rõ, xử lý hài hòa và trở thành cơ chế điều chỉnh pháp luật tổng thể. Quy định của Luật cần theo hướng tập hợp hóa các quy định hiện hành trong các văn bản pháp luật Việt Nam về thừa nhận ưu thế áp dụng quy phạm điều ước so với quy phạm pháp luật quốc gia. Mặt khác, giải quyết mối quan hệ giữa ĐƯQT và pháp luật Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên
58
tắc thực thi ĐƯQT ghi nhận tại Công ước Viên 1969 và thực tiễn ký kết, thực hiện ĐƯQT hiện nay tại Việt Nam.
Pháp luật về ĐƯQT cần quy định vị trí của ĐƯQT so với các văn bản pháp luật trong nước. Theo đó, ĐƯQT phải là bộ phận hợp thành của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, có hiệu lực đối với các quan hệ pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước đó. Vì lợi ích quốc gia, Việt Nam có thể chấp nhận ký kết hoặc gia nhập điều ước có điều khoản trái với pháp luật trong nước. Nhưng sau đó, sự khác biệt này phải được hài hòa bằng các hoạt động lập pháp của Nhà nước. Các văn bản Pháp luật quốc gia ban hành sau khi điều ước có hiệu lực với Việt Nam phải phù hợp với quy định của ĐƯQT mà Việt Nam hiện là thành viên
Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến các cam kết của Hiệp định EVFTA. Cần tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cá nhân, tổ chức về các cam kết liên quan đến cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA thông qua một số cách thức sau:
- Cơ quan có thẩm quyền tổng hợp nội dung cam kết về cạnh tranh, in ấn tài liệu cung cấp cho các đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức, DN, tổ chức Hội nghị, Hội thảo phổ biến, tuyên truyền pháp luật.
- Cập nhật những nội dung liên quan đến Hiệp định EVFTA vào giáo trình, học liệu tại các cơ sở đào tạo.
- Thiết lập các website, xây dựng các chương trình trên truyền hình về hỏi đáp, hỗ trợ kiến thức về các cam kết liên quan đến cạnh tranh theo EVFTA.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 của khóa luận tập trung trình bày hai vấn đề chính sau:
Thứ nhất, đưa ra một số định hướng hoàn thiện của PLCT Việt Nam theo những
cam kết trong Hiệp định EVFTA, bao gồmviệc duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả giữa các DN trên thị trường;bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng; đảm bảo tính hợp lý về mặt kinh tế trong việc xây dựng các quy định điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh; kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả cho công tác thực thi luật; Và đảm bảo các quy định trong luật được tăng cường khả năng thực thi trên thực tế.
Thứ hai, qua phân tích, đánh giá về sự tương thích giữa PLCT Việt Nam và các
59
thiện PLCT Việt Nam trên cơ sở sự tương thích đó. Đồng thời, khóa luận cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi PLCT nhằm tương thích với các cam kết trong Hiệp định EVFTA sau khi ký kết. Theo đó, ngoài việc hoàn thiện quy định PLCT, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí, in ấn tài liệu và phổ biến các kiến thức liên quan đến cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA tới mọi đối tượng và mọi miền của Tổ Quốc.
KẾT LUẬN
Trong vài thập kỷ trở lại đây, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được coi là một trào lưu phát triển mạnh, với các vấn đề phi thương mại đặt ra cơ hội cũng như những thách thức to lớn trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Việt Nam. Thời gian qua, Nhà nước đã và đang tích cực đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và coi đó là nền tảng cho chiến lược phát triển quan trọng trong giai đoạn tới để biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất, thương mại quốc tế và một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam đã ký 16 FTA, trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt gần đây, Việt Nam đã hoàn tất ký kết một hiệp định thương mại tự do với Châu Âu mang tính chiến lượng rất cao đó là EVFTA. Đây là một hiệp định tác động vô cùng lớn tới thị trường cũng như
60
pháp luật của Việt Nam, mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với các DN nước nhà và tác động toàn diện tới hệ thống pháp luật Việt Nam
Với việc ký kết chính thức các FTA thế hệ mới: EVFTA vào tháng 6 năm 2019 và sự phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu vào tháng 2 năm 2020, việc cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tất cả các cam kết liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế hoặc lạm dụng VTTLTT trong EVFTA là áp lực đáng kể đối với Việt Nam. Dưới góc độ thương mại quốc tế, việc thúc đẩy các DN lớn (như FPT, Viettel, Vingroup, Petrolimex…) cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường trong nước đều có vai trò quan trọng như nhau. Vì vậy, Việt Nam cần cả một quy hoạch tổng thể phù hợp và một khung pháp lý đủ mạnh về CSCT để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các DN Việt Nam và các tập đoàn lớn từ EU. Tuân thủ theo các quy định trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết duy trì hệ thống PLCT nhằm trực tiếp điều tra xử lý các hành vi phản cạnh tranh, bao gồm các cam kết liên quan đến điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng VTTLTT, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và những cam kết liên qua đến tổ chức, thực thi PLCT, qua đó gián tiếp bảo vệ lợi ích cộng đồng và quyền lợi của NTD.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh mục các văn bản pháp luật
1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
2. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2004; 3. Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018;
4. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 09 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;
2. Danh mục các tài liệu tham khảo 2.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt
61
1. Bộ Công thương (2017), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế - So sánh pháp luật Cạnh tranh một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ
bản quy định trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam, Hà Nội;
2. Bộ Công Thương, Chuyên san thương mại Việt Nam - EU Số Quý III/2021; 3. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo rà soát các quy định của Luật Cạnh tranh
Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) xuất bản, Hà Nội;
4. Đinh Đức Minh (2012), “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và
việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
5. Nguyễn Đình Cung, Trần Toàn Thắng (2017), “Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam”, NXB. Thế Giới
6. Nguyễn Thị Thu Thảo (2019), “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường”, văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
7. Nguyễn Thị Trâm (2020), “Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 1/2018);
8. Nguyễn Việt Hùng (2020), Những khía cạnh pháp lý về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động – thực tiễn và một số kiến nghị, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
9. OECD (2018), “Đánh giá của OECD về Luật và Chính sách Cạnh tranh”,
http://oe.cd/vtn
10. Phạm Phương Thảo (2013), Tăng cường năng lực thực thi pháp luật hạn chế
cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội;
11. Phạm Phương Thảo (2021), Pháp luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
12. Trần Đức Tuấn (2016), “Hạn chế, bất cập của pháp luật về cạnh tranh và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học (số 3/2016);
13. Trần Thăng Long (2014), “Hành vi hạn chế cạnh tranh của các hiệp hội ngành nghề”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam (số 01(80)/2014);
62
14. Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Cạnh Tranh, TP.Hồ Chí Minh;
15. Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Cạnh Tranh, TP.Hồ Chí Minh;
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh
theo quy định của pháp luật Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp Trường,Hà
Nội;
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;
18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội;
19. Văn phòng Quốc Hội (2016), “Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp
luật tại Việt Nam: chia sẻ kinh nghiệm của liên minh Châu Âu”, Hà Nội;
20. Viện Ngôn ngữ học – Gs. Hoàng Phê (Chủ biên) (2018), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội;
2.2. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
1. Ly Mai Nguyen (2019), “The Compatibility of Vietnam Competition Law with
International Trade Agreements”, Department of Economic Law, Vinh University,
Nghe An, Vietnam.
2. OECD (2021), “Recommendation of the Council on Transparency and
Procedural Fairness in Competition Law Enforcement.”
3. Paul Baker, David Vanzetti & Pham Thi Lan Huong (2014), “Sustainable
impact assessment EU-VietNam FTA”
4. Pham Thi Thu Ha (2020), “Vietnam's competition policy and law:
Recommendations for implementing EVFTA commitments”, Dissertation, Foreign
Trade University, Ha Noi.
63 1. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thuong-mai-viet-nam-eu-dong- gop-tich-cuc-tu-evfta.html 2. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mot-so-noi-dung-cua-phap-luat- canh-tranh-viet-nam-doanh-nghiep-can-luu-y-khi-tham-gia-vao-thi-truong-cac- nuoc-thanh-vien.html 3. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/chinh-sach-canh-tranh-trong- hiep-dinh-evfta.html 4. https://moit.gov.vn/tin-tuc/70-nam-nganh-cong-thuong/hiep-dinh-evfta-va-ipa- viet-nam-va-eu-cam-ket-nhung-gi-.html 5. http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=e0904ba0- 4694-4595-9f66-dc2df621842a&id=e37a1483-aa64-4f43-a0f8-998d242741eb 6. http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=a422acba-23de- 4832-b6c2-d2d943da4eaa 7. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821753/hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-the-he-moi-thuc-day-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-cua-viet- nam.aspx 8. http://skhcn.laichau.gov.vn/mot-so-tai-lieu-tong-quan-ve-hiep-dinh-evfta/ 9. https://cand.com.vn/Kinh-te/CPTPP-va-EVFTA-dem-lai-nhieu-co-hoi-cho-Viet- Nam-i581689/ 10.https://cand.com.vn/doanh-nghiep/Co-hoi-lon-cho-doanh-nghiep-Viet-Nam-ve- Hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-EVFTA-i571405/ 11.https://cand.com.vn/Kinh-te/Co-hoi-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-khi-tiep-can- Hiep-dinh-EVFTA-i569663/ 12.https://cand.com.vn/Kinh-te/CPTPP-EVFTA-va-cau-chuyen-cai-cach-the-che- i555076/ 13.https://cand.com.vn/Thi-truong/EVFTA-mo-ra-thi-truong-rong-lon-cho-doanh- nghiep-Viet-i554267/ 14.https://cand.com.vn/Thi-truong/Tham-gia-cac-Hiep-dinh-EVFTA-va-IPA-Doanh- nghiep-phai-canh-tranh-ngay-tai-san-nha-i526714/ 15.https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/phap-luat-canh-tranh-cac-nuoc- eu-doanh-nghiep-can-luu-y-khi-tham-gia-vao-thi-truong-cac-nuoc-thanh-vien- evfta.html
64 16.http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=15 3 17.https://laodong.vn/kinh-te/evfta-tao-moi-truong-canh-tranh-thuan-loi-hon-cho-cac- doanh-nghiep-966318.ldo 18.http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=e0904ba0- 4694-4595-9f66-dc2df621842a&id=e37a1483-aa64-4f43-a0f8-998d242741eb 19.http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=4409c06a-ae0f- 4960-89f2-3d65fa634d60 20.http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=a422acba-23de- 4832-b6c2-d2d943da4eaa 21.http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=e0904ba0- 4694-4595-9f66-dc2df621842a&id=a15f1f59-43be-412f-b9a0-23c4f671d4b7 22.http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=c121468d-24c6- 4760-8c9b-f21074c56a67 23.http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=e0904ba0- 4694-4595-9f66-dc2df621842a&id=9bed9d57-d912-4f31-8cad-7e38b8115218. 24.https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/chinh-sach-canh-tranh-trong- hiep-dinh-evfta.html 25.https://trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/257- fta/ra_soat_ve_so_huu_tri_tue.pdf 26.http://socongthuong.tuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-kien/thuong-mai-thi-truong- quoc-te/danh-gia-tac-dong-cua-hiep-dinh-evfta-toi-viet-nam-167.html 27.https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd/pages_tin-tuc/chi- tiet?dDocName=PORTAL112777 28.http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5524/hiep-dinh-evfta--nhin-lai-mot-nam-thuc-hien.aspx 29.http://vjst.vn/vn/tin-tuc/4182/hoan-thien-chinh-sach-de-phu-hop-voi-evfta.aspx 30.http://vjst.vn/vn/tin-tuc/4182/hoan-thien-chinh-sach-de-phu-hop-voi-evfta.aspx 31.https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/doanh-nghiep-can-luu-y-khi-tham- gia-vao-thi-truong-cac-nuoc-thanh-vien-evfta-598615.html 32.https://www.vietnamplus.vn/mot-nam-thuc-thi-hiep-dinh-evfta-co-hoi-thach-thuc- va-giai-phap/751077.vnp
65 33.https://www.vietnamplus.vn/viet-namlien-minh-chau-au-ra-soat-viec-thuc-thi- hiep-dinh-evfta/727910.vnp 34.https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12616-evfta-tao-ra-co-hoi-moi-cho-doanh- nghiep-viet-nam-trong-quan-he-voi-e.u 35.https://moit.gov.vn/tin-tuc/70-nam-nganh-cong-thuong/hiep-dinh-evfta-va-ipa- viet-nam-va-eu-cam-ket-nhung-gi-.html. 36.https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821753/hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-the-he-moi-thuc-day-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-cua-viet- nam.aspx 37.https://luatminhkhue.vn/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-la-gi-co-so-phap-ly-phan- loai-va-noi-dung-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-la-gi.aspx 38.https://vnembassy-bruxelles.mofa.gov.vn/vi- vn/News/EmbassyNews/Trang/Ch%E1%BA%B7ng- %C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-quan-h%E1%BB%87-Vi%E1%BB%87t- Nam---Li%C3%AAn-minh-ch%C3%A2u-%C3%82u-30-n%C4%83m-qua.aspx 39.https://icbf2021.sciencesconf.org/360123/document?fbclid=IwAR3CRW4TpcNW cDiQ304EcsDXtRC3bMEa65FnbCw54EFWGkEARsGSoXwwLVQ 40.https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?Url ListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=40994 41.https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh- nghiep.aspx?ItemID=60 42.https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/mot-so-quy-dinh-moi-cua-luat-canh- tranh-nam-2018-d8-t1231.html?Page=51#new-related