Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.1.1. Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Có thể thấy các quy định sửa đổi về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong LCT năm 2018 đã phù hợp với xu hướng của LCT ở các nước phát triển trên thế giới nói chung cũng như tương thích và tuân thủ Điểm a khoản 2 Điều 10 Hiệp địnhEVFTA nói riêng. Cụ thể là: “Thỏa thuận giữa các DN, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh

30

Thứ nhất, về thỏa thuận giữa các DN. Trong PLCT Việt Nam hiện hành, Điều 11

và Điều 12 LCT năm 2018 cũng đã quy định các thỏa thuận bị cấm bao gồm:

(i) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp; hỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ; nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; và thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(ii) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp, bao gồm:

Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

(iii) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, bao gồm các thỏa thuận quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều

11 của LCT năm 2018, đó là các thoả thuận như hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư, thoả thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,… khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

(iv) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất; phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10

và 11 Điều 11 của LCT năm 2018; khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của luật hiện hành được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện theo hướng mở rộng và thay đổi cách quy định cấm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thay vì quy định cấm dựa trên mức thị phần kết hợp của các DN tham gia thỏa thuận như trong Luật năm 2004, Luật quy định các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể làm cơ sở quy định cấm đối với một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm cả thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và thỏa thuận cạnh tranh theo chiều ngang:

31

- Các thỏa thuận theo chiều ngang: bao gồm các thỏa thuận liên quan đến việc

sửa giá, phân bổ khách hàng, gian lận thầu, hạn chế đầu ra, ngăn chặn xâm nhập thị trường và loại trừ tham gia thị trường đều bị xem là vi phạm. Các thỏa thuận ngang khác sẽ bị cấm nếu chúng gây ra hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

- Các thỏa thuận theo chiều dọc: bao gồm các thỏa thuận về gian lận thầu, ngăn chặn thị trường nhập cảnh và loại trừ những người tham gia thị trường đều bị cấm. Các thỏa thuận dọc khác bị cấm nếu chúng gây ra hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Cùng với đó, PLCT Việt Nam chỉ ngăn cấm những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng một số điều kiện nhất định và có khả năng gây hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng tiêu cực đến NTD và các DN khác. Đây cũng là một trong những điểm tương đồng và phù hợp với cam kết cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA.

Thứ hai, về quyết định của hiệp hội DN và các hành vi phối hợp có mục đích

hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh.

PLCT Việt Nam hiện đã quy định Hiệp hội là đối tượng áp dụng của LCT năm 2018. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa tương thích đối với Hiệp định EVFTA liên quan đến hành vi của hiệp hội ngành nghề gây hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh. Về nguyên tắc, hiệp hội ngành nghề hoạt động ở nước ta vẫn thuộc sự điều chỉnh của LCT. Tuy nhiên, vấn đề chế tài xử phạt đối với các chủ thể này khi tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chưa được quy định rõ ràng. Lợi dụng lỗ hồng này, hầu hết những hiệp hội đã sử dụng vị thế của mình để vận động hành lang, bảo vệ lợi cho riêng nhóm mình mà không quan tâm đến lợi ích tổng thể của toàn xã hội. Những mục tiêu thông thường mà các hội, hiệp hội gây sức ép là: (i) Hạn chế nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mà hiệp hội cung ứng, (ii) Ban hành các chính sách ưu đãi (đất đai, tín dụng,…) cho các nhà đầu tư thuộc hiệp hội của mình, (iii) Ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nghề thuộc lĩnh vực của hiệp hội, và thông qua đó có cơ sở để đòi hỏi những ưu đãi khác nhau và phân chia những ưu đãi đó cho các DN nằm trong hội gây ra các hành vi hạn chế và làm sai lệch cạnh tranh.

Ngoài ra, PLCT Việt Nam cũng có quy định đối với các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch canh tranh. Theo đó, Khoản 11

32

là những thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Có thể thấy, đây là một quy định mở và đã dự trù được các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể xảy ra trong tương lai của các nhà làm luật, từ đó đảm bảo được tính linh hoạt của PLCT trước sự thay đổi không ngừng của các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó, quy định như vậy cũng có thể gây ra một số khó khăn trong việc xác định mức độ hay khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các thỏa thuận, từ đó dẫn đến sự lúng túng trong áp dụng pháp luật đối của cơ quan quản lý cạnh tranh đối với các vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)