7. Kết cấu nội dung của khóa luận
2.2.4. Quy định về các nguyên tắc trong tố tụng cạnh tranh
Theo Khoản 9 Điều 3 LCT năm 2018, tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của LCT. Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện trong đời sống pháp lý ở Việt Nam trong những năm gần đây và phải đáp ứng một số nguyên tắc15 sau: .
“1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.”
PLCT Việt Nam quy định đề cao nguyên tắc trung lập về cạnh tranh trong đối xử giữa các DN có vốn nhà nước, DN có VTTLTT, vị trí độc quyền của nhà nước với các DN có vốn ngoài nhà nước. Ngoài ra, trong tố tụng cạnh tranh, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của DN, tổ chức, cá nhân liên quan đều được pháp luật Việt Nam đặc biệt tôn trọng và bảo vệ. Như vậy, nguyên tắc áp dụng công bằng trong thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Khoản 4 Điều 10.3 Hiệp định EVFTA đã được PLCT của Việt
44
Nam tương thích triệt để, không có sự phân biệt đối xử giữa các DN có quốc tịch khác nhau, tính minh bạch cũng đã được luật quy định ở mức độ nhất định hay các hình thức sở hữu của DN trong thủ tục tố tụng.