Định hướng hoàn thiện của Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam theo những cam kết

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 55 - 58)

7. Kết cấu nội dung của khóa luận

3.1. Định hướng hoàn thiện của Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam theo những cam kết

kết trong Hiệp định EVFTA

(i) Thứ nhất, duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Xuất phát từ vị trí, vai trò của cạnh tranh trong

48

phát triển kinh tế đất nước, PLCT cần hoàn thiện theo hướng “Tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường CTLM, bình đẳng giữa các DN trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi NTD”. Theo đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, một trong những phương hướng nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã đặt ra là:“Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình

đẳng và cạnh tranh theo pháp luật...” “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong các

lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc

quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh.” Để thực

hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra, PLCT nói chung phải tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử trong cạnh tranh đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo vệ và khuyến khích CTLM, ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh, hạn chế và có tác động nguy hiểm tới môi trường cạnh tranh; nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi NTD.

(ii) Thứ hai, đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng. Để đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng trước hết

phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi. Sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc chỉ có thể có được nếu có sự độc lập của chủ thể có thẩm quyền điều tra, xử lý vụ việc. Độc lập ở đây là độc lập về hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn. PLCT nên xây dựng tính độc lập của bộ máy thực thi theo quan niệm chung của các nước trên thế giới, ghi nhận trong LCT để đảm bảo thuộc tính này như là nguyên tắc bắt buộc trong điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh.

Ngoài ra, cần đảm bảo sự phối hợp hành động của cơ quan cạnh tranh với các cơ quan có liên quan. Các hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường được đánh giá là có tính sáng tạo bất tận và được các chủ thể này che đậy bằng các thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi PLCT phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các luật khác như pháp luật về giá, thương mại, xử lý vi phạm hành chính, hình sự,... để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Sự không phù hợp, không tương thích trong hệ thống pháp luật và sự chồng chéo về mặt thẩm quyền trong xử lý vi phạm cạnh tranh sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi LCT. Vì thế, từ quan điểm về

49

CSCT của Nhà nước thì trong quá trình soạn thảo hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan cần có sự tham gia của cơ quan quản lý cạnh tranh. Điều này sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật có liên quan với LCT. Ngược lại, PLCT cũng cần đặt ra những nguyên tắc, cơ chế phối hợp trong điều tra, xử lý VPPL liên quan đến cạnh tranh giữa các cơ quan này và các tổ chức có liên quan.

(iii) Thứ ba, các quy định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh của Luật Cạnh tranh phải được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo tính hợp lý về mặt kinh tế, theo đó phát huy được các tác động tích cực, hạn chế giảm thiểu các tác động phản

cạnh tranh của các hành vi kinh doanh trên thị trường. Định hướng và cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng khung pháp lý về cạnh tranh là phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, bởi có như vậy mới đảm bảo được tính khả thi các quy định của pháp luật, đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Điều tiết cạnh tranh và kiểm soát độc quyền là vấn đề vô cùng quan trọng với bất cứ quốc gia nào có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Những yếu tố này có liên quan chặt chẽ đối với việc hình thành thể chế kinh tế, việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc và quy luật vận động khách quan của kinh tế thị trường, khi nghiên cứu xây dựng PLCT về kiểm soát hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh, chúng ta cũng phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta yêu cầu phải “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Để thực hiện chủ trương, quan điểm và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó PLCT phải tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo vệ và khuyến khích CTLM, kiểm soát các hành vi vi phạm, hạn cạnh chế cạnh tranh để đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường. Mặc dù quyền tự do kinh doanh cũng như sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã được khẳng định trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật; song trên thực tế vẫn tồn tại những nội dung mang tính phân biệt đối xử, không tạo ra cơ hội kinh doanh thực sự cho các chủ thể kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Bởi vậy để khắc phục tình trạng CTKLM có tổ chức như hiện nay, cần thiết phải phát huy vai trò

50

của pháp luật để chống lại các hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả các chủ thể kinh doanh có tiềm năng tham gia quá trình cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển nền kinh tế.

(iv) Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả cho công tác thực thi luật. Kinh nghiệm

quốc tế cho thấy LCT là phương tiện được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở kết hợp tư duy pháp lý và tư duy kinh tế. Các quy định pháp lý về việc đánh giá SMTT hay kiểm soát tập trung kinh tế được xây dựng trên cơ sở các phương pháp phân tích, đánh giá về kinh tế. Trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh, bên cạnh những quy phạm pháp luật, cơ quan cạnh tranh cũng cần phải sử dụng các phân tích, đánh giá kinh tế phục vụ cho việc đánh giá vụ việc. Vì vậy, Luật năm 2004 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý. Để làm được điều này, cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như có quá trình thực thi PLCT lâu đời trên thế giới.

(v) Thứ năm, các quy định của Luật Cạnh tranh phải được xây dựng theo hướng đảm bảo và tăng cường khả năng thực thi. Cần xây dựng một CSCT đồng bộ,

mang tính định hướng chung cho tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết bởi CSCT là một trong những chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Một CSCT tốt và minh bạch được xây dựng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với những mục tiêu được xác định rõ ràng làm cơ sở và định hướng cho việc xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, là tiền đề tạo ra sự tương thích giữa các quy định liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đây cũng là cơ sở để tạo nên sự thống nhất cho toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và PLCT nói riêng. Có thể nói, PLCT là một bộ phận rất quan trọng của CSCT. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản PLCT phù hợp với nội dung của CSCT.

Một phần của tài liệu HLU khóa luận tốt nghiệp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)