7. Kết cấu nội dung của khóa luận
2.1.3. Quy định về tập trung quyền lực giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng
đến cạnh tranh hiệu quả
PLCT Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà thay vào đó chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Điều 29
LCT năm 2018 quy định: “Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây: a) Sáp
nhập doanh nghiệp; b) Hợp nhất doanh nghiệp; c) Mua lại doanh nghiệp; d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp
luật.” Cùng với đó, theo pháp luật của Liên minh châu Âu, một dự án tập trung kinh tế
thực hiện khi đáp ứng hai tiêu chí sau: (i) thực hiện những hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều DN làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm soát của toàn bộ hoặc một số phần của một hoặc nhiều DN khác; (ii) Dự án đó có quy mô cộng đồng châu Âu được đánh giá trên cơ sở tiêu chí định lượng về doanh số. Do đó, có thể thấy theo như khái niệm “tập trung kinh tế” của pháp luật Việt Nam và Liên minh châu Âu thì “tập trung kinh tế” là hành vi của các DN, qua việc hợp nhất nhiều tư bản lại đã làm tăng thêm tư bản. Chính việc tăng thêm tư bản mà cụ thể ở đây là nhiều tư bản được hợp nhất lại với nhau làm cho lợi thế cạnh tranh của tư bản này lớn hơn nhiều so với các DN trong cùng lĩnh vực, từ đó hiệu quả cạnh tranh cũng bị hạn chế đi ít nhiều. Vì vậy, những hành vi tập trung quyền lực của ,một nhóm DN nên có thể hiểu “tập trung quyền lực” trong EVFTA là “tập trung kinh tế”.
Đối với vấn đề tập trung quyền lực, điểm b Khoản 2 Điều 10.2 Hiệp định EVFTA
yêu cầu hai bên phải xử lý một cách hiệu quả việc tập trung quyền lực giữa các DN gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Ở Việt Nam, xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế để tránh tình trạng hình thành các DN có SMTT đáng kể hoặc gia tăng nguy cơ thông đồng, phối hợp giữa các DN là đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Khoản 1 Điều 29 LCT
năm 2018 đã quy định rõ ràng một số hình thức tập trung kinh tế, đó là: (i) Sáp nhập
DN; (ii) Hợp nhất DN; (iii) Mua lại DN, (iv) Liên doanh giữa các DN; (v) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, cách tiếp cận trong kiểm soát tập trung kinh tế trong LCT hiện nay đã có sự thay đổi căn bản, theo đó tập trung kinh tế được coi là quyền của DN trong hoạt động kinh doanh gắn với quyền tự do kinh doanh. LCT không quy định cấm tập trung kinh tế một cách cứng nhắc dựa trên mức thị phần kết hợp của các DN tham gia tập
37
trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như trong LCT năm 2004 mà thay vào đó chỉ quy định cấm DN thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. DN được tiến hành tập trung kinh tế nếu việc tập trung kinh tế không gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, LCT hiện hành quy định trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của DN trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế. Cụ thể:
- Quy định các tiêu chí để DN có thể tự xác định giao dịch có thuộc trường hợp phải thông báo hay không, bao gồm: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường Việt Nam hoặc thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của DN tham gia tập trung kinh tế.
- Quy định thẩm quyền cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong việc gia thẩm định tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố: Thị phần kết hợp của các DN tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan, mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế..
- Trong trường hợp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, các DN tham gia tập trung kinh tế trước khi thực hiện sáp nhập, mua lại, hợp nhất hoặc liên kết phải thông báo cho cơ quan quản lý nếu vượt qua ngưỡng thông báo quy định.
Với quy định như vậy, Luật đã thể hiện được quan điểm tiến bộ là luôn tôn trọng và cho phép DN được quyền thông qua hoạt động tập trung kinh tế để phát triển kinh doanh và phát triển DN. Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát bằng pháp luật để đảm bảo việc tập trung kinh tế không gây tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh và chỉ can thiệp trong trường hợp việc tập trung kinh tế có tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh. Như vậy, LCT hiện hành của Việt Nam đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định cạnh tranh về tập trung kinh tế hay tập trung quyền lực giữa các DN gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu quả được cam kết trong EVFTA.
Ngoài những hành vi phản cạnh tranh kể trên, LCT năm 2018 còn quy định cả các hành vi CTKLM. Tuy nhiên việc quy định về hành vi CTKLM không khiến LCT Việt Nam mất đi tính tương thích với các cam kết trong EVFTA. Thực tiễn, LCT của các nước trong liên minh Châu Âu EU vẫn có quy định về CTKLM, nhưng không nhất
38
thiết quy định trong văn bản LCT. Cụ thể tại khoản 3 Điều 10 bis Công ước Paris đã đưa ra danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thức CTKLM đặc biệt bị cấm. Bên cạnh đó, hàng loạt các hành vi khác như xâm phạm bí mật kinh doanh, cản trở trái phép hoạt động kinh doanh của người khác, chiếm đoạt thành quả đầu tư, quảng cáo so sánh… cũng được khuyến nghị xem xét dưới góc độ CTKLM.