7. Kết cấu nội dung của khóa luận
2.2.1. Quy định về tính tự chủ trong xây dựng và thực thi luật cạnh tranh
PLCT Việt Nam không phải là loại pháp luật chỉ có mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN cũng như toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia mà còn có mục tiêu ngăn ngừa và xử lý các hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh. Tuy nhiên, PLCT Việt Nam hiện nay chưa có quyền tự chủ hoàn toàn trong việc thực thi và giải quyết các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, cụ thể:
Thứ nhất, tự chủ trong xây dựng LCT: LCT lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI
thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Sự ra đời của LCT năm 2004 đánh một dấu mốc quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của DN trên thị trường, đặc biệt là công cụ quan trọng để nhà nước kiểm soát các hành vi có tính chất phản cạnh tranh. Trong quá trình soạn thảo LCT, ban soạn thảo luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như: Ủy ban kinh tế - ngân sách của Quốc Hội, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ,… Cùng với đó, ban soạn thảo cũng phải nghiên cứu và cho biên dịch Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hiệp quốc, các LCT của một số nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đối với Việt Nam…Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thi hành, với sự thay đổi của bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, LCT năm 2004 đã dần bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập nên cần phải được sửa đổi, bổ sung và từ đó LCT năm 2018 ra đời. Để đáp ứng các bộ quy tắc với mục tiêu xây dựng thể chế đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi PLCT trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, LCT đã được ban soạn thảo sửa đổi theo hướng phù hợp, tương thích với những cam kết quốc tế này, trên cơ sở học hỏi, kế thừa và điều chỉnh chúng.
39
Thứ hai, LCT và Luật chuyên ngành còn chồng chéo gây ra những khó khăn trong quá trình thực thi LCT.Thực tiễn thực thi PLCT hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều sự mâu thuẫn, chồng chéo và xung đột về thẩm quyền xử lý giữa cơ quan cạnh tranh và các cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Đây là vấn đề rất khó tháo gỡ trong trường hợp phát sinh những vụ việc Cạnh tranh mà có sự xung đột về thẩm quyền quản lý. Theo quy định của LCT, Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm. Đây sẽ là một quy định phù hợp với thực tiễn cũng như cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA nếu pháp luật chuyên ngành dẫn chiếu quy định của PLCT để xác định thẩm quyền xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, thực tế pháp luật chuyên ngành lại quy định thẩm quyền xử lý cho cơ quan quản lý chuyên ngành, dẫn tới sự xung đột về thẩm quyền xử lý vi phạm giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan quản lý chuyên ngành, khiến cho cơ quan cạnh tranh chưa thực sự mang tính độc lập, gây ra những khó khăn trong quá trình thực thi LCT.
LCT đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và đảm bảo tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh cho những DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng thoát ly khỏi PLCT để xây dựng các quy định riêng về cạnh tranh trong pháp luật chuyên ngành như Luật bưu chính, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường đang ngày càng ra tăng. Sở dĩ nguyên nhân là do trong quá trình xây dựng pháp luật chuyên ngành đã không hướng đến CSCT chung và không vì những mục tiêu chung trong việc kiểm soát hành vi phản cạnh tranh. Trên thực tế, tồn tại hiện trạng pháp luật chuyên ngành có quy định về hành vi cạnh tranh nhưng không đúng và đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi mà PLCT đã quy định, ví dụ như Điều 89 Luật đấu thầu năm 2013; hay quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng hoàn toàn khác biệt và có sự mâu thuẫn với các quy định của PLCT như Khoản 2, Điều 19 Luật Viễn Thông năm 2009. Nếu không giải quyết được vấn đề này, PLCT không thể hiện được vai trò trung tâm để quy tụ những văn bản chuyên ngành đi về một lối thì trong tương lai sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các quy định mang tính tản mạn, mâu thuẫn và khách biệt về hành vi, hình thức và mức độ xử lý, với xung đột và giằng xé nhau về mặt thẩm quyền.