Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ số vào thị trường kinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO KINH DOANH NHÀ HÀNG TRONG KHÁCH SẠN CAO CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 49 - 54)

6. Cấu trúc báo cáo nghiên cứu

2.5. Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ số vào thị trường kinh

nhà hàng trong khách sạn cao cấp

Công nghệ thông tin phát triển là một bước ngoặt to lớn, đánh dấu sự phát triển không ngừng của thế giới, con người được giải phóng khỏi lao động tay chân và trở thành chủ thể trong sự sáng tạo và phát triển.

Ngành du lịch khách sạn có cơ hội tiếp xúc và vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ số, dần trở mình hoàn toàn. Các nhà hàng khách sạn có thể áp dụng những thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ khách hàng, bỏ qua một số lượng lớn nhân viên, từ đó giúp tiết kiệm được chi phí Nhân sự; những cơ hội mang lại là rất lớn:

Robot sẽ có thể thay thế các công việc đơn giản như lễ tân, dọn dẹp bàn, gác cửa, phụ bếp. Những công việc không đòi hỏi sự linh động cao và thực hiện phức tạp trong các nhà hàng khách sạn thì sẽ có thể được thay thế bởi các robot được lập trình

sẵn nhằm tối thiểu hoá nguồn nhân lực. Các robot là một sự đầu tư khá tốn kém xong lại đáng tin cậy, làm việc lâu dài và dễ dàng sửa chữa nếu cần thiết. Chúng được lập trình sẵn, không tốn thời gian để đào tạo, thuê tuyển và đặc biệt làm việc không lương giúp tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Việc nhận khách trong khách sạn đến dùng bữa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với công nghệ nhận diện và lưu trữ khuôn mặt. Các phòng ăn riêng sẽ công nhận bức xạ sẽ giúp khách hàng tự điều chỉnh nhiệt độ phòng ăn theo nhiệt độ cơ thể. Việc thanh toán, check in, check out cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Sự phát triển của công nghệ nhận diện là thời cơ để các doanh nghiệp tận dụng vào phục vụ dịch vụ. Thực tế đã cho thấy với khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt hình ảnh 2 chiều. Dù công nghệ nhận diện ảnh 2 chiều khá là cũ so với hiện tại nhưng nó tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng.Chỉ cần đứng trước màn hình có camera để xác định danh tính và loại dịch vụ khách đã mua trên hệ thống lưu trữ để tiếp tục sử dụng, thật sự tiện lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, với các phòng riêng hoặc phòng V.I.P. thì việc lắp đặt các cảm biến nhằm khi có mặt khách hàng có thể thay đổi nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, vừa đem lại cảm giác thuận tiện, vừa thoải mái và lại rất tiết kiệm điện năng.

Việc thanh toán bằng ví điện tử trở nên vô cùng thông dụng khi khách hàng có xu hướng tránh cầm tiền mặt vì sợ rơi, sợ trộm…. Giờ đây chỉ cần với một chiếc điện thoại là đã có thể thay thế số lượng lớn các thẻ ngân hàng nhờ vào ví điện tử (ZaloPay, MOMO, …). Không chỉ nhờ vào ví điện tử của bên thứ 3 mà các điện thoại thông minh còn có chức năng tích hợp thẻ từ điện tử một chạm, chỉ cần mở thẻ và chạm không dây là đã có thể nhanh chóng mua các dịch vụ. Từ việc mua dịch vụ dễ dàng cho đến việc xác nhận sử dụng dịch vụ cũng nhanh gọn không kém khi mà các nhà hàng khách sạn chỉ cần yêu cầu khách hàng trình mã dịch vụ đã mua và quét mã đó là thành công trong xác nhận.

Việc nhận các yêu cầu dịch vụ nhà hàng sẽ dễ dàng với các nền tảng đặt hàng ứng dụng số (app, website,...), thực hiện gợi ý và trả lời chi tiết, kịp thời tới khách hàng các dịch vụ mới của nhà hàng khách sạn.

Với sự tiện dụng của công nghệ hiện đại, đồng thời do tác động của tình hình dịch bệnh phức tạp mà các sàn thương mại điện tử bùng nổ về số lượng sử dụng hơn bao giờ hết. Với sự tăng mạnh về số lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử không chỉ với những mặt hàng rẻ vài chục nghìn mà còn là những mặt hàng trên dưới hàng triệu đồng. Thị trường thương mại online Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ 300%, từ mức 13 tỷ USD năm 2021 đến 39 tỷ USD năm 2025, với tỷ lệ 58% người tiêu dùng Việt sẵn sàng giữ việc mua bán online. Chính vì vậy thị trường thương mại điện tử là một thị trường đầy tiềm năng mới cho sự phát triển của lĩnh vực cung cấp thực phẩm của nhà hàng khách sạn. Các nhà hàng có thể cung cấp món ăn theo như đơn đặt hàng trên mạng của thực khách, liên kết vs các bên vận chuyển để đảm bảo giao hàng đúng hẹn với chất lượng gần như không đổi. Có thể kể tới một số khách sạn như JW Marriott Hanoi, Lotte Legend Hotel,... trong thời gian dịch bệnh vừa qua có liên kết với các ứng dụng đặt hàng online hoặc xây dựng website thực đơn riêng để khách hàng có thể đặt gián tiếp, không cần tới trực tiếp nhà hàng của khách sạn.

Quản lý các khu vực trong nhà hàng khách sạn trở nên dễ dàng hơn khi các thiết bị, chức năng được kết nối với nhau, kết nối thiết bị của chủ, mọi hoạt động đều nắm bắt được chỉ qua màn hình điện thoại.

Nhà hàng khách sạn nằm trong khách sạn nên việc đồng bộ dữ liệu của nhà hàng với bộ lưu trữ chung của khách sạn là việc cần thiết nhằm đảm bảo nhà lãnh đạo có thể dễ dàng quan sát, kiểm soát hoạt động của các bộ phận. Việc lắp đặt và kết nối được thực hiện vô cùng đơn giản và không quá tốn kém khi công nghệ viễn thông và kỹ thuật phát triển như hiện tại.

Các lãnh đạo được tiếp cận với khối lượng lớn dữ liệu khổng lồ để có thể phân tích được xu hướng sử dụng dịch vụ, số lượng món ăn của khách hàng, để từ đó có những đề xuất, chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường.

Từ những dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau và được lưu trữ trong bộ lưu trữ tổng thì các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích dữ liệu xu hướng, số lượng, chất lượng và đánh giá của người dùng dịch vụ. Từ đó nhằm bảo đảm quản lý doanh thu hợp lí, đề ra những kế hoạch kinh doanh kịp thời và phù hợp cho doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận thu về. Tất cả nhờ vào sự phát triển của Big Data và công nghệ chuỗi.

Và sự phát triển của công nghệ cho phép nhà hàng khách sạn tiếp cận với các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, các hệ thống thông minh cho phép tiết kiệm điện nước và các chi phí khác.

Các nhà hàng hiện đại đều muốn sử dụng những thiết bị tiết kiệm nhất nguồn lực hiện có, chính vì vậy sự phát triển của công nghệ là nguồn động lực rất lớn trong thúc đẩy nhà hàng đổi mới. Từ những việc lau dọn sạch sẽ, xây dựng phòng chế biến thoáng đãng,... thì chúng đều được tự động hoá bởi máy hút bụi, máy khử khuẩn, quạt thông khí,... tạo nên một không gian làm việc tuy kín đáo nhưng lại thông thoáng và sạch khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thiết bị cảm biến sẽ thay thế con người thực hiện điều chỉnh nhiệt các khu trong nhà hàng, bảo đảm môi trường phù hợp cho các công việc như nấu ăn, dự trữ thực phẩm,... Tất cả những dữ liệu đó đều sẽ được ghi chép và chuyển về máy chủ để giám sát từ xa rất tiện lợi và nhanh chóng. Các chi phí về điện, nước, phí bảo vệ môi trường,... có thể được giảm thiểu nếu các nhà hàng bảo trì và nâng cấp hệ thống đường dẫn điện, nước, áp dụng công nghệ mới giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng trên. Hơn nữa là tiến hành lọc sạch chất thải từ đầu nguồn giúp vừa có thể tái sử dụng nguồn năng lượng cần thiết, vừa giảm thiểu tác hại tới môi trường tự nhiên xung quanh.

Bên cạnh những cơ hội mà công nghệ số mang lại cho ngành du lịch khách sạn, thì cũng có những thách thức mà các khách sạn phải đối mặt.

Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết nhất định và trình độ kỹ thuật chuyên môn cao để vận hành các thiết bị. Nhưng nếu xét thực trạng hiện tại ở nước ta, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật yêu cầu như trên chưa cao, khiến cho việc tuyển dụng nhân lực trở nên khó khăn hơn.

Như đã đề cập thì việc các nhà hàng áp dụng các công nghệ vào nhằm tăng doanh thu, giảm sai sót là rất cần thiết nhưng chưa có nhiều nhà hàng áp dụng hoặc có áp dụng trong ngắn hạn. Trong khi thị trường nhu cầu luôn luôn thay đổi thì việc vừa duy trì được cách thức cũ nhưng cũng phải tiếp nhận và chuyển hướng tới cái mới lạ hơn. Đây là một thách thức khó khăn với những nhà hàng khi phải tiến hành đào tạo và nâng cao thường xuyên tay nghề của nhân lực, hơn nữa sẽ làm tăng yêu cầu cho công tác tuyển dụng nhân sự mới. Mặc dù có khó khăn nhưng tiềm năng là có thể nhìn thấy trước khi công nghệ đã và đang giúp doanh nghiệp tiếp cận rộng hơn và đa dạng hơn

lượng khách hàng tiêu dùng dịch vụ nhà hàng. Thực khách có thể trải nghiệm nhiều điều mới mẻ hơn khi sử dụng đồ tại nhà hàng, tăng vị thế, danh tiếng cũng như lợi nhuận cho không chỉ riêng nhà hàng mà cả khách sạn.

Việc sử dụng robot, thiết bị số thay thế cho lao động con người khiến cho nhiều lao động bị mất việc, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp xã hội.

Vấn đề thay thế con người bởi robot vẫn luôn gây nhức nhối và lo lắng mỗi khi được đề cập tới nhưng có thể nhận định rằng không chỉ riêng ngành nhà hàng mà các ngành dịch vụ nói chung là rất nhạy cảm. Chính vì phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng với đa dạng tính cách riêng nên với trình độ của robot có AI hiện tại chỉ có thể làm các công việc đơn giản mà không phải tiếp xúc quá phức tạp với khách hàng. Một robot có thể làm lễ tân hướng dẫn khách vào khu check in nhưng chưa hiện đại tới mức có thể điều chỉnh tông giọng hay hiểu ý khách hàng qua ánh mắt, cử chỉ để phục vụ dịch vụ mà họ yêu cầu. Thay vì lo lắng về vị trí lao động của mình thì con người nên không ngừng cập nhật và phát triển để tạo ra giá trị không thể thay đổi của mình.

Các khách sạn đồng loạt ứng dụng thành tựu công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, khiến cho việc cạnh tranh giữa các khách sạn càng trở nên gay gắt, các chủ khách sạn buộc phải đầu tư cải thiện, và tìm hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh khách sạn của mình.

Những lợi ích của việc áp dụng công nghệ số vào ngành nhà hàng khách sạn là rất nhiều, cũng vì lý do đó mà khi các doanh nghiệp tiếp cận mạnh mẽ thì sẽ gây ra sự cạnh tranh mới - cạnh tranh về công nghệ. Sự tăng lên về sức cạnh tranh sẽ ép buộc những nhà hàng phải đổi mới, đầu tư thiết bị mới. Điều này có thể gây ra hiện tượng phung phí khi các dụng cụ được đổi mới liên tục dù chúng chưa đến hạn thanh lý. Hơn nữa, việc định hướng phát triển nhà hàng có thể gặp vấn đề khi lợi nhuận không đủ chi trả cho sự đổi mới, tác động mạnh mẽ tới cả khách sạn. Đặc biệt là sự ảnh hưởng tiêu cực của tình hình dịch bệnh phức tạp làm cho nguồn lợi nhuận giảm sút đáng kể. Vậy nên các khách sạn cần có kế hoạch, đề án kinh doanh kèm rủi ro chi tiết khi tiến hành đổi mới, áp dụng công nghệ vào nhà hàng trong khách sạn, sao cho vừa đồng bộ, liên kết chặt chẽ với các bên, vừa đem lại hiệu quả tích cực.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO THỊ TRƯỜNG KINH DOANH NHÀ HÀNG TRONG

KHÁCH SẠN CAO CẤP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO KINH DOANH NHÀ HÀNG TRONG KHÁCH SẠN CAO CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)