Quy trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền vớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 28 - 30)

quyền sử dụng đất

BLDS năm 2015, tại điều 386 quy định về đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, để có được sự thống nhất ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng thì các bên cần phải bày tỏ ý chí với nhau thông qua quá trình giao kết hợp đồng. Quá trình này gồm hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Sự bày tỏ ý chí của bên đề nghị phải thỏa mãn các điều kiện sau thì được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng:

Thứ nhất, bên đề nghị phải thể hiện rõ ý định muốn giao kết một hợp đồng. Điều này có thể được thể hiện qua nội dung, ngôn từ của lời đề nghị trong từng trường hợp cụ thể. Có những trường hợp một lời đề nghị mặc dù nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưng nếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mời đàm phán.

Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải chứa đựng các nội dung cơ bản của hợp đồng hay nói cách khác là bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng để nếu bên được đề nghị đồng ý với lời đề nghị thì hai bên có thể tiến tới việc ký kết hợp đồng. Trường hợp, một bên thể hiện ý định một cách chung chung như một lời chào hàng hoặc quảng cáo thì đó không được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và không phải chịu ràng buộc với những thông tin đó.

Thứ ba, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới chủ thể phía bên kia là bên được đề nghị để bên đó tiếp nhận, xem xét và thể hiện ý chí của mình về việc chấp nhận hay không chấp nhận. Nội dung công nhận cả trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới công chúng là một trong những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005, khi BLDS năm 2005 chỉ xác định một lời đề nghị được gửi tới một bên xác định. Điểm mới này có thể nói là hoàn toàn hợp lý, phù hợp bởi vì một bên có thể mong muốn giao kết hợp đồng với nhiều chủ thể cùng lúc với cùng một nội dung, nó giúp tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng.

Thông thường, đề nghị giao kết hợp đồng có nội dung về thời hạn trả lời, bên đưa ra đề nghị sẽ bị ràng buộc bởi trong thời hạn này bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Tuy nhiên, thời hạn trả lời không phải là một nội dung bắt buộc trong mọi lời đề nghị, điều này phụ thuộc vào ý chí của bên đưa ra đề nghị.

Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của giao kết hợp đồng là thông tin trong giao kết hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 387 BLDS năm 2015. Và đây cũng là một quy định mới so với BLDS năm 2005. Xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực, khi một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng với bên kia thì phải báo cho bên kia biết.

Thông tin bên đề nghị cung cấp cho bên được đề nghị có thể là thông tin đã được công khai hóa hoặc có thể là thông tin bí mật không thể được tiết lộ. Trường hợp là thông tin bí mật không thể tiết lộ thì bên kia có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục

đích trái pháp luật.

Việc cung cấp thông tin và bảo mật thông tin đã được pháp luật ghi nhận là một quy định mang tính pháp lý và buộc các bên phải tuân theo. Trường hợp bên nào vi phạm thì phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm, ngoài ra còn có thể phải chịu các chế tài khác như xin lỗi, cải chính công khai…

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w