Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 30 - 32)

liền với quyền sử dụng đất

Để hợp đồng có hiệu lực cần tuân thủ các điều kiện hay các yêu cầu pháp lý từ khi xác lập, tuân thủ. Nếu thiếu các điều kiện này thì hợp đồng đương nhiên hoặc có thể vô hiệu. Các điều kiện này bao gồm: (i) chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự; (ii) các bên hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng; (iii) nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, hình thức của hợp đồng cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự

Chủ thể của hợp đồng là những người tham gia giao dịch như cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Chủ thể là cá nhân phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi. Chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp. Ngoài ra còn cần đúng “phạm vi đại diện” và nội dung hợp đồng giao kết cần phù hợp với “lĩnh vực hoạt động” của các chủ thể. Về lĩnh vực hoạt động, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về việc bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ các điều kiện khi đi vào hoạt động.

Thứ hai, các bên hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng.

Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tự mình thỏa

thuận và quyết định nội dung/ điều khoản căn bản của hợp đồng. Mọi hành vi áp đặt ý chí đối với chủ thể tham gia giao dịch đều là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu.

Thứ ba, nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Ngay tại Điều 3, BLDS năm 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã quy định rõ tại khoản 2:

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Về hình thức của hợp đồng:

Có thể nói hình thức của hợp đồng là sự công bố ý chí của các bên tham gia hợp đồng, là cách thức để truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng cũng như với người thứ ba về sự xác lập và tồn tại của hợp đồng đó. Đồng thời, hình thức của hợp đồng cũng là phương tiện để thể hiện nội dung cụ thể của hợp đồng. Do đó, hình thức là thể thức – cách thức thể hiện và thủ tục tạo lập hợp đồng hay nói một cách bao quát hơn hình thức của hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng như cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và biểu hiện cụ thể cho sự tồn tại của hợp đồng.

Tại khoản 2, Điều 119, BLDS năm 2015 quy định về trường hợp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên giao dịch phải tuân theo quy định đó.

Về hình thức thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại điều 502, BLDS năm 2015 theo đó hình thức hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự biểu hiện ra bên ngoài các nội dung mà các bên thỏa thuận liên quan đến quyền sử dụng đất.

Hình thức hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Thông thường, hợp đồng này phải công chứng chứng thực trừ trường hợp bên chuyển

nhượng là pháp nhân có chức năng kinh doanh bất động sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w