Căn cứ vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 91 - 93)

3.1.2.1. Xu hướng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ là yêu cầu bắt buộc khi phát triển thị trường bất động sản đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể thấy, xét về tổng thể, việc phát triển kinh doanh bất động sản góp phần khai thác tốt nguồn lực to lớn, phát huy lợi thế so sánh của Việt

Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh về kinh tế, giúp cho nền kinh tế của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị chung toàn cầu trong môi trường pháp luật, thông lệ thương mại quốc tế bình đẳng. Xét về cụ thể, hoạt động chuyển nhượng tài sản gắn liền với QSDĐ góp phần phát triển kinh doanh bất động sản đáp ứng yêu cầu hội nhập thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau: (i) đáp ứng yêu cầu mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (ii) mở rộng quyền giao dịch BĐS, đơn giản thuận lợi dễ dàng, được góp tài sản liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việc tận dụng hiệu quả việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với QSDĐ với tư cách là vốn thu hút đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng xu hướng chuyển dịch đầu tư từ các Trung Quốc sang Việt Nam.

Việt Nam thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hệ thống pháp luật đất đai và thị trường bất động sản quốc tế đã có lịch sử hình thành và phát triển. Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với QSDĐ nói riêng và chuyển nhượng QSDĐ nói chung, phải được xây dựng trên những chuẩn mực của thương mại quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện chung về pháp luật về thị trường bất động sản để thích ứng với các quy định và tập quán thương mại khu vực và quốc tế cần xem xét các bước đi thích hợp trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật phù hợp với lộ trình hội nhập. Hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết để đáp ứng yêu cầu hội nhập… đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng bất động sản Việt Nam đang được vận hành trên một cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh với các cam kết của Quốc tế. Hệ thống pháp luật đất đai, bất động sản chưa tương thích với pháp luật của các nước đã thực hiện xong các cam kết trong lộ trình hội nhập, đặc biệt là Việt Nam “chỉ công nhận một hình thức sở hữu toàn dân về đất đai” và cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giao hoặc cho thuê đất chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường.

Những sự hạn chế, bất cập trong các quy định pháp lý, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với QSDĐ chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế, của yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

3.1.2.2. Yêu cầu phát triển thị trường Bất động sản

Thị trường bất động sản không ngừng phát triển và là một trong những hoạt động kinh doanh có tính đặc thù nhất định. Thị trường Bất động sản có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, cần có sự tham gia của nhà nước thông qua yếu tố pháp luật sẽ giúp cho thị trường bất động sản an toàn và ổn định hơn.

3.1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w