Kẻ hoang dã trong nhà dân nhập cư

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 37 - 55)

Có một năm các trận mưa dầm không về.

Nó là kí ức thê thảm, khủng khiếp mà nông phu đã sống qua sẽ chẳng thể nào quên. Nhiều năm sau, giữa một địa phương xa châu Phi hàng vạn dặm, trong khí hậu ẩm ướt phương Bắc, anh sẽ choàng tỉnh giữa đêm bởi tiếng lộp độp của một trận mưa rào bất chợt, và kêu lên, “Mưa rồi, cuối cùng cũng mưa rồi.” Bình thường những cơn mưa dầm bắt đầu vào tuần cuối tháng Ba và kéo dài tới trung tuần tháng Sáu. Càng gần mùa mưa, khí hậu mỗi ngày một nóng và khô hơn, cả đất trời hầm hập giống ở châu Âu trước một cơn bão lớn, có điều gay gắt hơn.

Đây là lúc bộ tộc Masai, láng giềng bên kia sông của chúng tôi, châm lửa đốt thảo nguyên khô nỏ để có các thảm cỏ biếc cho bầy gia súc khi những trận mưa đầu mùa kéo tới. Cùng ngọn lửa, bầu không khí miền đồng thảo cũng nhảy múa, các lớp khói xám trải dài và nhuốm sắc cầu vồng lan tỏa cuồn cuộn trên cỏ; sức nóng cùng mùi cháy khét như từ bếp lò phả tận tới vùng đất đai canh tác của chúng tôi.

Những đám mây khổng lồ tụ lại rồi lại tan biến trên bầu trời; một cơn mưa lắc rắc nơi xa tít vạch nên đường xiên chéo xanh nhạt phía chân trời. Vạn vật chỉ có một ý niệm.

Vào buổi chiều hôm, ngay trước lúc vầng dương khuất dạng, cảnh vật xung quanh vây lấy bạn, rặng sơn mạch trở nên gần gặn hơn, hùng vĩ và uy nghi trong sắc lơ thẩm và xanh lá ngời ngời của nó. Vài giờ đồng hồ sau, bạn bước ra ngoài, sao trời đã đi đâu cả, và bạn cảm thấy trời đêm dịu dàng, thăm thẳm kia đang thai nghén món quà cứu tế.

Khi có tiếng hú gấp gáp quẩn quanh giữa không trung thì đó là gió trên ngọn cao cây rừng, chứ không phải mưa. Khi tiếng ù ù vang khắp bốn bể thì đó là gió trong những bụi cây và đám cỏ mọc cao, chứ không phải mưa. Khi tiếng rào rào hay soán soạt nổi lên trên mặt đất thì đó là gió trong các nương ngô, nơi ấy tiếng khua đông rất giống tiếng mưa khiến bạn cứ

nhầm hết lần này tới lần khác, thậm chí còn thấy lòng phơi phới, như rốt cuộc sắp được thưởng ngoạn trên sân khấu một tiết mục mong mỏi đã lâu, chứ không phải mưa.

Song lúc Trái Đất đáp lời, giống một tấm hướng âm, bằng giọng gầm sâu thẳm tốt tươi và cả thế gian quanh bạn, ở mọi hướng cũng như phía trên phía dưới, đều cất tiếng ca, thì đó là mưa. Nó giống việc được quay về với Biển sau cả thời gian dài xa cách hay như vòng tay ôm siết của tình nhân. Nhưng có một năm những cơn mưa dầm không kéo về. Sự thể như thể lúc này toàn bộ vũ trụ ngoảnh mặt đi với bạn. Trời mát mẻ hơn, một vài ngày thậm chí còn lạnh, tuy nhiên không có chút dấu vết hơi ẩm nào trong không khí. Mọi thứ trở nên khô và cứng hơn, tựa như tất thảy sinh lực và nét duyên dáng đã thoái lui khỏi thế giới. Đó không phải dạng thời tiết tốt hay xấu mà là thứ trái ngược mọi loại thời tiết, chẳng khác nào thời tiết đã

bị trì hoãn không hẹn ngày tái ngộ*. Một làn gió vô vọng, hiu hiu thoảng

trên đầu bạn, màu sắc cảnh vật phai nhạt đi; cả mùi hương cũng rời bỏ các cánh đồng và rừng cây. Cảm giác đang phải sống trong cơn ghẻ lạnh của thần linh đè nặng lên bạn. Ở đằng Nam, các thảo nguyên khô cháy nằm hoang tàn, đen đúa với những vệt tro dài màu xám và trắng.

Ngày lại ngày, chúng tôi chờ đợi cơn mưa trong vô vọng và những viễn cảnh mai sau cũng như niềm hi vọng của đồn điền càng lúc càng mờ mịt, rồi tan biến. Mọi cực nhọc cày bừa, tỉa cây, trồng cấy trong những tháng ngày qua thành ra công sức của lũ ngốc. Công việc đồn điền dần đình đốn rồi ngừng trệ hoàn toàn.

Trên thảo nguyên cũng như trong rặng núi, các nguồn nước đều cạn khô, và nhiều loài vịt và ngỗng mới lạ tìm tới đầm nước của tôi. Còn tại một cái đầm khác nằm ở rìa đồn điền, vào những sớm tinh mơ hay lúc hoàng hôn, ngựa vằn đi thành một hàng dài cả hai ba trăm con kéo đến uống nước; các chú ngựa con, nép sát vào mẹ, chẳng hề hãi sợ gì khi tôi cưỡi ngựa len lỏi giữa chúng. Nhưng vì quyền lợi lũ gia súc đồn điền, chúng tôi luôn cố xua chúng đi xa, bởi nước các ao đầm đang cạn dần. Ngay cả thế đi nữa, đây vẫn là địa điểm thật dễ chịu bởi các bụi cói mọc từ bùn làm nên cả vạt xanh giữa khung cảnh tứ bề rặt một màu nâu.

Người bản xứ trở nên câm lặng dưới cái hạn, tôi chẳng thể moi nổi ở họ dù chỉ một từ về viễn cảnh tương lai dẫu bạn sẽ nghĩ họ hẳn phải biết nhiều hơn ta về các dấu hiệu thời tiết. Sự tồn tại của họ đang lâm nguy, mất chín phần mười đàn gia súc trong các năm đại hạn chẳng phải chuyện chưa từng

nghe thấy hay chưa từng xảy ra với cha ông họ. Shamba của họ khô nẻ, chỉ

còn lơ thơ ít khoai lang hay ngô đã héo rũ.

Sau một thời gian tôi cũng học được cung cách của người bản xứ và thôi kể lể hay than thở về tình trạng khốn đốn hiện tại, giống như một kẻ bị ruồng bỏ. Nhưng tôi là dân châu Âu, lại ở đất nước này chưa đủ lâu để hấp thụ dạng tâm tính hoàn toàn cam chịu như dân bản địa hay của một số người châu Âu sống qua nhiều thập niên tại đây. Tuổi trẻ cùng bản năng tự vệ khiến tôi, nếu còn chưa bị cuốn trong đám bụi đường đồn điền hay bay theo làn khói thảo nguyên, phải quyết dồn năng lượng của mình vào thứ gì đó. Tôi khởi sự cắm cúi viết những truyện thần tiên và lãng mạn vào các buổi tối, để đẩy tâm trí mình đi xa, tới những miền đất, thời đại khác. Tôi có đem vài truyện trong số này kể cho một người bạn tới nghỉ lại ở đồn điền. Khi tôi đứng lên bước ra hiên, có một cơn gió dữ đang thổi bên ngoài, trời trong và được nạm bằng muôn vì sao sáng, vạn vật khô khốc. Hồi đầu chỉ viết lách vào ban tối, về sau tôi thường ngồi sáng tác cả vào buổi sáng, khoảng thời gian lẽ ra phải có mặt trên ruộng đồng. Ngoài đó, thật nan giải khi phải quyết định cày hết nương ngô lên rồi trồng lại, hay có nhất thiết vặt bỏ trái cà phê đã héo rũ để cứu cây chăng. Ngày lại ngày, tôi trì hoãn đưa ra các quyết định.

Tôi thường ngồi làm việc tại phòng ăn, bên đống giấy má la liệt trên bàn, bởi xen giữa truyện đang viết, tôi còn phải làm sổ sách đồn điền, xem xét các dự toán, trả lời mấy tin nhắn ngắn ngủi, ảm đạm từ viên quản lí. Mấy cậu gia nhân hỏi tôi đang làm gì, khi nghe bảo tôi đang thử viết một cuốn sách, họ nhìn nhận đó như nỗ lực tối hậu hòng vực đồn điền qua giai đoạn chông gai này, rồi trở nên hứng thú với nó. Sau đó họ hỏi thăm sách đã làm tới đâu, và sẽ vào phòng đứng rất lâu ngóng xem tiến độ. Vào những buổi tối, trong gian phòng ốp gỗ ấy, đầu các gia nhân tiệp với màu sậm ván tường đến độ dường như chỉ còn mấy tấm áo choàng trắng lốp đính trên tường bầu bạn cùng tôi.

Phòng ăn của tôi nằm ở chái Tây, có ba cửa sổ rộng trông ra thềm gạch, trảng cỏ vườn nhà và cánh rừng. Mặt đất thoai thoải dốc xuống dòng sông, ranh giới giữa tôi và tộc người Masai. Dẫu từ nhà chẳng thấy được con sông, nhưng bạn vẫn có thể lia mắt theo nét uốn khúc của nó dựa vào hàng cây keo cao lớn, xanh tốt, mọc đôi bờ. Sang tới bên kia, vùng đất rừng lại nâng cao dần, và phía sau cánh rừng là miền đồng thảo xanh rì, rộng lớn trải dài tận tới chân rặng Ngong.

“Giả như đức tin tôi đủ mạnh để khiến núi phải chuyển dời thì ngọn núi tôi muốn dời tới đây chính là núi Ngong*.”

Gió thổi từ hướng Đông nên các cánh cửa phòng ăn khuất gió và luôn để ngỏ. Đây cũng là lí do người bản xứ ưa chái Tây ngôi nhà; họ luôn vòng qua mé này để ngó nghiêng những gì diễn ra bên trong. Cũng cùng lí do trên, các chú bé mục đồng bản xứ thường xua đàn dê qua chái Tây rồi để chúng gặm cỏ trên trảng cỏ trong vườn.

Bầy trẻ mục đồng lang thang khắp đồn điền, cùng bầy dê cừu đang đi tìm cỏ của cha chúng, phần nào đã là chiếc cầu nối giữa cuộc sống trong ngôi nhà văn minh của tôi và cuộc sống hoang dã bên ngoài. Đám gia nhân chẳng tin và cũng không thích chúng bước vào các phòng, nhưng lũ trẻ thật sự yêu và háo hức trước nền văn minh; với chúng văn minh chẳng hề chứa đựng mối hiểm nguy nào, bởi chúng có thể rời khỏi nó bất cứ khi nào muốn. Với chúng, biểu tượng trung tâm của nó là chiếc đồng hồ cúc cu cũ của Đức treo ở phòng ăn. Một chiếc đồng hồ tuyệt đối là thứ xa xỉ phẩm nơi cao nguyên châu Phi. Căn cứ vào vị trí mặt trời, quanh năm suốt tháng bạn luôn có thể đoán biết hiện là mấy giờ, và bởi không có việc gì liên quan tới tàu hỏa, lại tùy ý thu xếp cuộc sống đồn điền, đồng hồ thành ra chẳng còn quan trọng gì nữa. Song đó là một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp. Từ giữa chùm hoa hồng, cứ mỗi tiếng đồng hồ; một chú chim cu lại đẩy tung cánh cửa nhỏ nhào ra kêu váng lên báo giờ. Lần nào sự xuất hiện của nó cũng làm đám trẻ đồn điền vui sướng. Chúng dựa theo mặt trời phán đoán chính xác được thời điểm đồng hồ báo chính ngọ, và cứ mười hai giờ thiếu mười lăm tôi lại thấy cả lũ lau nhau xua đàn dê chúng không được phép bỏ lại, tiến về ngôi nhà từ mọi hướng. Đầu trẻ và đầu dê rẽ bụi rậm và cỏ rừng mọc ngút ngàn giống đầu ếch nhái rẽ nước ao chuôm.

Chúng bỏ lại bầy gia súc nơi trảng cỏ vườn và im lìm tiến vào nhà trên những bàn chân trần; đứa lớn quãng mười tuổi còn nhỏ nhất chỉ chừng hai. Cả bọn cư xử ngoan ngoãn, tuân thủ một thứ lễ nghi chúng tự định ra cho các cuộc thăm viếng: đó là có thể di chuyển tự do trong nhà với điều kiện không chạm vào thứ gì, không ngồi xuống hoặc phát ngôn trừ phi được hỏi. Khi con chim lao ra, một trạng thái ngất ngây và những tiếng cười cố nén lan trong cả đám. Đôi khi có một chú mục đồng nhỏ xíu, chẳng nhận thức được chút trách nhiệm nào với lũ dê, ngay tảng sáng đã một mình trở lại đứng hồi lâu trước chiếc đồng hồ, khi ấy còn đóng chặt và yên lặng, ê a tỏ bày tình yêu với nó bằng tiếng Kikuyu rồi nghiêm trang lui bước ra ngoài. Các gia nhân cười bầy trẻ mục đồng và giải thích cho tôi lũ trẻ quá ngờ nghệch đến nỗi tin con chim đó sống.

Giờ tới lượt chính mấy cậu gia nhân cũng vào xem hoạt động của chiếc máy chữ. Buổi tối, có những bận Kamante đứng dán lưng vào tường cả tiếng đồng hồ, đôi mắt cậu đưa qua đưa lại như hai viên kẹo đen dưới hàng mi, như thể định nghiên cứu kĩ càng chiếc máy đến độ có thể tháo tung ra thành nhiều mảnh rồi đem lắp lại.

Một tối, khi ngẩng lên tôi bắt gặp cặp mắt thăm thẳm đầy chăm chú ấy và

sau một thoáng cậu nói: “Msabu có thực sự tự tin sẽ viết được một cuốn

sách không?”

Tôi đáp nào biết được.

Để mường tượng ra việc trò chuyện với Kamante, bạn hãy, trước chỉ mỗi dăm ba từ nhát gừng, chèn thêm vào một khoảng im lặng kéo dài, đầy ý nghĩa và trách nhiệm. Người bản xứ đều là các bậc thầy trong nghệ thuật ngắt đoạn dạng đó và bằng cách này bày tỏ quan điểm về cuộc đối thoại. Giờ Kamante cũng làm ra khoảng ngưng bặt lâu như thế rồi bảo: “Cháu thì không tin chuyện ấy.”

Chẳng còn ai khác để bàn về cuốn sách, tôi bỏ trang bản thảo xuống rồi hỏi cậu nguyên cớ gì mà nói vậy. Té ra Kamante đã suy nghĩ và chuẩn bị cho chuyện này; cậu giấu sẵn pho Odyssey* sau lưng, và tới lúc đó đặt nó lên bàn.

“Msabu xem đi,” cậu nói, “đây là một cuốn sách tốt, trang này đính chặt

trang kia từ đầu chí cuối. Thậm chí nếu cô giơ lên rũ mạnh, nó cũng chả bung ra. Cái ông soạn ra sách này thật thông thái. Còn thứ cô đang soạn,” cậu tiếp tục, vẻ khinh miệt pha kiểu xót thương thân tình, “chỗ đây mấy tờ và kia mấy tờ. Khi ai đó quên đóng cửa là sách bay tứ tung, thậm chí rơi cả xuống sàn nhà làm cô bực mình. Nó đâu thể nào là một cuốn sách tốt cơ chứ.”

Tôi giải thích ở châu Âu người ta sẽ có thể sắp xếp mọi thứ lại với nhau. “Sách của cô liệu có nặng được như cuốn này không?”Kamante hỏi, tay ước lượng cuốn Odyssey.

Thấy tôi lưỡng lự, cậu trao sách cho tôi tự xem xét.

“Không,” tôi nói, “sách của tôi sẽ không nặng bằng, song trong thư viện, như cháu biết đấy, có cả các cuốn còn nhẹ hơn.”

“Và cũng cứng chắc ngang ngửa chứ?” cậu hỏi.

Tôi đáp để làm ra cuốn sách cứng chắc tương đương sẽ tốn nhiều tiền. Kamante đứng lặng hồi lâu rồi bày tỏ một niềm hi vọng lớn hơn về cuốn sách của tôi, và có lẽ cả nỗi hối hận cho những hồ nghi của mình, bằng việc nhặt mấy trang bản thảo vương vãi trên sàn, đặt chúng lên bàn. Cậu vẫn

chưa bỏ đi mà đứng cạnh bàn chờ đợi, rồi lại nghiêm trang hỏi: “Msabu,

trong các cuốn sách có thứ gì vậy?”

Để giải thích tôi kể cho Kamante câu chuyện trong Odyssey về người anh hùng và tên khổng lồ Polyphemus, cũng như chuyện Odysseus tự xưng là

Không Có Ai, đã chọc mù mắt Polyphemus và bám dưới bụng con cừu đực

đào tẩu ra sao.

Kamante thích thú lắng nghe, bình phẩm con cừu đực đó hẳn cũng giống cừu của ông Long vùng Ehnentaita mà cậu đã thấy tận mắt ở hội chợ triển lãm gia súc tổ chức tại Nairobi. Rồi cậu quay lại với Polyphemus, hỏi gã có đen như người Kikuyu chăng. Khi tôi đáp không, cậu muốn biết Odysseus có thuộc bộ tộc hay gia đình nhà tôi không.

“Thế Odysseus,” Kamante nói, “phát âm cái tên Không Có Ai bằng tiếng

“Outis*,” tôi đáp. “Anh ta xưng là Outis, trong thứ tiếng ấy nghĩa là Không

Có Ai.”

“Hẳn cô cũng đang soạn một câu chuyện giống thế hả?” Kamante căn vặn tôi.

“Không,” tôi bảo, “người ta có thể viết bất cứ thứ gì mình muốn. Ví như cô có thể viết về cháu.”

Từ đầu tới giờ luôn cởi mở, đến đây Kamante bỗng dưng rụt lại, đưa mắt nhìn xuống thân thể mình, đoạn hạ giọng hỏi tôi định viết về phần nào của cậu.

“Chẳng hạn chuyện cháu bị bệnh, dạo ở ngoài thảo nguyên cùng đàn cừu,” tôi bảo, “cháu nghĩ sao?”

Cậu đảo mắt khắp phòng, hết ngước lên lại nhìn xuống, cuối cùng mập mờ

đáp: “Sejui” - cháu không biết.

“Hồi đó cháu sợ à?” tôi hỏi cậu.

Sau một lúc ngắt quãng, cậu trả lời dứt khoát: “Vâng, đứa trẻ nào trên thảo nguyên cũng có lúc sợ.”

“Cháu sợ điều gì?” tôi hỏi.

Kamante đứng yên lặng một thoáng, gương mặt trở nên tập trung và sâu kín, ánh mắt như đang nhìn vào trong tâm mình. Rồi cậu quay sang tôi, hơi nhăn mặt:

“Sợ Outis,” cậu đáp. “Lũ trẻ thảo nguyên đều sợ Outis”

Vài ngày sau, tôi nghe thấy Kamante giảng giải cho mấy gia nhân chuyện các trang sách tôi đang viết có thể được đính lại với nhau ở châu Âu, và nếu chi bộn tiền thì thậm chí có thể khiến sách rắn chắc ngang quyển

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 37 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)